Chia sẻ

10 điều doanh nghiệp cần biết về người tiêu dùng trong thời đại công nghệ (P1)

Nội Dung Chính

10 điều doanh nghiệp cần biết về người tiêu dùng trong thời đại công nghệ (P1)

Thời đại công nghệ lên ngôi, hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi khó lường hơn bao giờ hết. Điều này khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp.

Theo báo cáo Tetra Pak Index 2018, hiện nay lượng người dùng internet tại Châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa lượng người dùng Internet, và hơn 54% lượng người sử dụng mạng xã hội trên thế giới để tìm kiếm thông tin mua sắm. Báo cáo cũng cho thấy hành trình mua sắm của khách hàng đang thay đổi không thể lường trước trong một mạng lưới phức tạp với nhiều điểm tiếp xúc diễn ra như thế nào. Vì thế muốn chinh phục người tiêu dùng được kết nối này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những hoạt động tương tác thoát khỏi các quy luật truyền thống thông thường. 10 đặc điểm về người tiêu dùng trong thời đại công nghệ dưới đây có thể giúp doanh nghiệp làm được điều này.

1. Thế giới từ những bình luận của người tiêu dùng

Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, blog/ diễn đàn và truyền thông xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đã phần nào khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trở nên phức tạp.

Người tiêu dùng hiện nay thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm từ giai đoạn trước, trong khi mua và sau khi mua hàng; họ tham khảo ít nhất 4 nguồn thông tin trước khi mua và rất nhiều nguồn tin này nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp.

Theo báo cáo, những thông tin từ bên thứ 3, tức là những nội dung được tạo bởi người dùng ngày càng quan trọng hơn khi kỹ thuật số chiếm tới 65% thời gian truyền thông cho người tiêu dùng toàn cầu và những nhận xét từ người tiêu dùng độc lập đang trở thành nguồn ảnh hưởng quan trọng tiếp theo đối với những người tiêu dùng khác.

Bình luận từ những người tiêu dùng khác trở nên quan trọng trong quyết định mua hàng

Trong thế giới trực tuyến khi mà mọi người đều có tiếng nói riêng, thì tiếng nói của các doanh nghiệp đã không còn sức ảnh hưởng như trước đây. Bởi vậy mà, đã đến lúc các doanh nghiệp cần phải tích cực tham gia, phát triển nội dung từ người dùng, học hỏi và cộng tác với các blogger; khai thác sức mạnh của Influencer để có thể quảng bá và khuếch trương thông điệp của mình.

2. Di động thống trị kênh mua sắm

Thế giới trực tuyến đang ngày càng tập trung vào thiết bị di động, đặc biệt là các thị trường đang phát triển, họ hầu như thường bỏ qua máy tính để bàn. Như Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Theo báo cáo, cho dù việc mua hàng được thực hiện ở đâu, thì 8/10 quyết định mua hàng đều bị ảnh hưởng bởi di động; 9/10 người tiêu dùng sử dụng smartphone tại các cửa hàng.

Một nghiên cứu gần đây của BrightEdge cho thấy 57% lượng truy cập trang web là đến từ thiết bị di động. Hơn nữa, có một sự khác biệt đáng kể giữa cách mà các từ khóa xếp hạng trên điện thoại so với máy tính. Vì thế, nội dung trên điện thoại di động là rất cần thiết để hiển thị trong công cuộc tìm kiếm online.

Thiết bị di động đã đánh bại máy tính bàn để trở thành thống trị kênh mua sắm

Do đó, các doanh nghiệp cần phải bắt đầu với chiến lược ưu tiên di động (mobile-first) – thực tế ở Mỹ, một số doanh nghiệp đang chuyển hẳn sang các hoạt động “chỉ tập trung trên di động” để “bắt kịp xu hướng với nhóm người tiêu dùng năng động” này.

3. Lòng tin, cách nói chuyện và giá trị doanh nghiệp

Ở thời đại “lòng tin dễ rơi vào khủng hoảng”, người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào “những người như chúng tôi”, những người cùng chia sẻ những giá trị, sự ưu tiên và quan điểm trong cuộc sống với họ. Các doanh nghiệp cần phải chứng minh rằng họ cũng chia sẻ những điều này với người tiêu dùng; minh bạch hơn và giao tiếp một cách cởi mở, chân thực hơn, đồng thời tận dụng “người thật” như sự ủng hộ cho doanh nghiệp.

Rate this post