Nội Dung Chính
Nếu các công cụ tìm kiếm không biết đến trang web của bạn tồn tại, thì cơ hội xếp hạng của bạn là zero. Thật ra mà nói, phải mất 1 khoảng thời gian để các con bọ tìm kiếm phát hiện ra một website mới.
Nếu bạn thử tìm 1 trang web 2-3 ngày tuổi thử xem, khả năng lớn là bạn chẳng thể tìm thấy chúng đâu. À, xác suất này lên đến 90% đấy.
Có cả trường hợp, website chính thức hoạt động được vài tuần rồi mà vẫn chẳng tìm thấy chúng ở nơi đâu trên Google/Bing/Yahoo.
Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi đoán bạn là một trong số những người gặp vấn đề này đúng không? Và chắc hẳn bạn đang nôn nóng tìm được các nhanh nhất để để đưa website bạn lên các công cụ tìm kiếm.
Nếu vậy, thì bạn đã tìm đúng nơi rồi. Hôm nay, Beeseo sẽ thảo luận tại bài viêt này các chủ đề sau:
Giờ thì bắt đầu nhé:
Cách nhanh nhất để submit url/website lên Google và Bing là chỉ cần dán đường dẫn URL website của bạn vào đây rồi nhấn Submit
https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
https://www.bing.com/toolbox/submit-site-url
Tuy nhiên, mỗi lần bạn chỉ được phép bạn gửi một URL thôi. Nếu bạn muốn gửi một lần nhiều trang thì bó tay với cách này.
Vì thế, Beeseo thường submit bằng cách khác. Đó là sử dụng công cụ Google/Bing Webmaster Tool
Bing/ google webmaster tools cho phép bạn submit một lúc nhiều page bằng cách gửi sitemap (sơ đồ trang web) lên. Sơ đồ trang web cũng có thêm lợi ích là cung cấp các thông tin hữu ích khác về website của bạn cho các công cụ tìm kiếm như:
Change Frequency: thông báo cho các công cụ tìm kiếm về mức độ thường xuyên thay đổi nội dung trang / bài viết trên website
Last modified Date/Time: thông báo cho các công cụ tìm kiếm khi trang/bài đăng trên website được sửa đổi lần cuối
Mức độ ưu tiên trong việc thu thập thông tin – thông báo cho các công cụ tìm kiếm mức độ quan trọng của một bài viết bất kì so với các trang khác trong cùng một domain.
Ở bài viết này, Beeseo sẽ không đi cụ thể vào cách tạo sitemap cho website. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng wordpress (hoặc 1 số nền tảng khác) thì có rất nhiều các plugin/tool giúp bạn tạo sitemap một cách tự động. Ví dụ: Yoast SEO, ScreamingFrog hoặc XML-sitemaps.com
Ok, giờ chúng ta bắt đầu trước với Google nhé.
Nếu bạn chưa thêm và xác minh trang web của mình trên Công cụ Quản trị Trang web (Webmaster tool) của Google (https://www.google.com/webmasters/tools/) thì đây sẽ là bước đầu tiên của bạn.
Một số plugin sẽ tự động tạo nhiều kiểu sitemap khác nhau phần đuôi (ví dụ: post_sitemap.xml và page_sitemap.xml). Bạn không cần để tâm quá vào vấn đề này. Chỉ cần thêm tất cả chúng vào Search Console thôi! Xong! Thế là website của bạn đã được submit rồi đấy.
Làm tương tự như vậy cho Bing.
Cần lưu ý rằng, chỉ với việc submit website lên Google/Bing thì cũng chưa thể chắc chắn là website của bạn sẽ được index. Do vậy, quan trọng hơn bạn phải xác minh xem website có được index không bằng cách sau đây.
Kiểm tra bằng cách nhập Url cần kiểm tra để search thử trên Google/Bing là cách nhanh nhất.
Nếu muốn kiểm tra tất cả các trang đã được index trên 1 website thì chỉ cần nhập “site:www.tên-domain.com”
Không thấy gì cả ư? Vậy đích thực website bạn chưa được index rồi. Cũng đừng quá lo lắng khi tình trạng này xảy ra trong vài ngày sau khi bạn submit website. Nhưng nếu tình trạng kéo dài đến vài tuần thì có vấn đề rồi.
Khi bạn submit website mình lên Google/Bing Webmaster Tools rồi, thì bạn cũng có thể kiểm tra các chỉ số đã có bao nhiêu trang đã được index.
Nếu bạn nhận thấy sự chênh lệch lớn giữa số trang web submit và số trang được index (hoặc nếu trang web không hiển thị khi search thử trên Google), thì hãy thử kiểm tra các lỗi phổ biến sau đây:
Trang web có thẻ noindex – thẻ này thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng nó không cần index trang này.
Bạn có thể kiểm tra liệu có thẻ noindex trên một trang web hay không bằng cách tìm kiếm trong code HTML có chi tiết này <meta name = “googlebot” content = “noindex”> hoặc <meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex; nếu có thì có thể xóa bỏ nó (nếu cần).
Chặn index bằng file robots.txt – mọi trang web đều có robots.txt; file này cho phép hoặc giới hạn các con bot tìm kiếm thu thập thông tin. Chẳng hạn như những nơi con bot Google có thể/bị cấm thu thập dữ liệu và những trang nó có thể index hoặc không index.
Bạn có thể kiểm tra xem URL có bị robots.txt chặn không bằng Công cụ thử nghiệm Robots của Google (https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool). Đơn giản chỉ cần nhập một URL vào và bạn sẽ thấy nó có bị chặn hay không.
Chặn index bởi file .htaccess – .htaccess là một tập hợp các trang web chạy trên các máy chủ web Apache (trên thế giới có khoảng 50% các trang web chạy ở đây (https://w3techs.com/technologies/details/ws-apache/all/all )). Nếu file .htaccess của bạn chứa dòng mã sau: Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”, thì bạn cần xóa nó đi để cho phép Googlebot index trang web của bạn.
Nếu kiểm tra xong 3 lỗi trên mà không thấy vần đề gì thì có thể trường hợp website không được index vì nó không cung cấp đủ giá trị. Cũng có khả năng, website đang có vài vấn đề kỹ thuật lớn. Trong trường hợp này, bạn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia SEO.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không gặp bất kỳ vấn đề index nào, bạn sẽ thấy rằng trang web của bạn sẽ không hiển thị trên trang đầu cho các keyword bạn đang nhắm mục tiêu.
Ví dụ: nếu bạn có một trang về YouTube SEO, bạn sẽ không phải là người xếp hạng số một trong Google về thuật ngữ “YouTube SEO” chỉ vì bạn đã gửi nó lên các công cụ tìm kiếm.
Index có thể nhanh chóng và dễ dàng, nhưng xếp hạng cần có thời gian và công sức.
Google không được xây dựng để dựa vào các thao tác thủ công. Mà nó là những con bot tự động.
Đó là lý do tại sao Google cần thu thập liên tục rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để khám phá các website mới (và index chúng liên tục).
Về cơ bản, chúng thu thập thông tin từ các link mới được thêm vào các trang web sau đó sẽ theo dấu các link này để xem chúng dẫn đến đâu. Nếu link này dẫn đến một nội dung hữu ích, Google sẽ thêm các trang đó vào để index. Đây cũng là lý do tại sao link lại quan trọng như vậy!
Một vài lí do sau đây để giải thích vì sao bạn vẫn nên submit url google của bạn mặc dù không phải lúc nào cũng cần làm vậy.
Nếu bạn đã submit website rồi, thì thi thoảng vẫn có thể submit lại lần nữa nếu trong trường hợp:
Chắc chắn rằng Google / Bing sẽ khám phá ra và index trang web của bạn, bất kể bạn có chọn gửi hay không. Tuy nhiên, Beeseo vẫn khuyên bạn nên gửi theo cách thủ công qua webmaster tool của Google / Bing vì nó rất đơn giản và mang lại nhiều lợi ích khác.
Bạn cũng cần phải nhớ rằng việc index chỉ là một phần của trận chiến. Ngay cả khi trang web của bạn được index, bạn vẫn có thể không xếp hạng cao nhé.
Công cuộc xếp hạng là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và công sức của bạn trong SEO. Nếu các bạn cần một dịch vụ Seo uy tín, Beeseo luôn tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Hãy gọi cho chúng tôi khi bạn gặp khó khăn và Beeseo sẽ giải quyết những vấn đề của bạn.
Chúc bạn thành công.
Beeseo