Kiến thức SEO online

Ahrefs là gì? Giải thích các chỉ số Ahrefs & Cách sử dụng Ahrefs toàn tập

Nội Dung Chính

Ahrefs là gì ? – Hầu hết mọi người khi nhắc tới Ahrefs thì nghĩ tới là công cụ “kiểm tra backlink” tuyệt vời.

Nhưng sự thật thì, đó chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ của Ahrefs, vì vậy, trong bài viết này tôi sẽ giải thích cho bạn toàn bộ về các chỉ số trong Ahrefs, và những khả năng tuyệt vời từ Ahrefs trong SEO và trong kinh doanh để bạn khai thác được những tiềm năng từ nó.

Và tôi dám chắc rằng, hầu hết mọi người sẽ không hề biết cũng như chưa áp dụng nó thành thạo và tối ưu…

Ahrefs là gì?

Ahrefs là một trong những công cụ tuyệt vời trong SEO. Nó là một Big Data (một kho chứa dữ liệu lớn) giống như Google dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, tìm kiếm cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (Backlinks), …

Công cụ Seo tuyệt vời nhất hiện nay

Hàng ngày những con bọ/ robo của Ahrefs đi khắp internet và thu thập thông tin của 6 tỉ trang trên internet và cập nhập dữ liệu mỗi 15 – 30p. Hiện nay, trong dữ liệu (data) của Ahrefs, họ đã thu được:

  • 12 tỷ tỷ Links trên khắp internet
  • Cập nhật hơn 200 triệu domain
  • 3 tỷ tỷ Urls

Một sự thật đáng ngạc nhiên hơn mà ít người biết tới đó là, xét về nghiên cứu và dữ liệu cho “ các bots chủ động và chính xác nhất” thì Ahrefs chỉ đứng sau Google về việc cập nhập thông tin, cao hơn cả Bing, Yahoo,….

Thông tin về công việc hằng ngày của Ahrefs

Qua những dữ liệu trên, bạn có thể hiểu tại sao Ahrefs là một trong những công cụ seo web mạnh mẽ và hiệu quả nhất hiện nay khi SEO website.

Bây giờ thì tôi sẽ vào phần chính, các chỉ số trong Ahrefs. Nẵm rõ các chỉ số này, bạn sẽ biết cách sử dụng Ahrefs tối ưu nhất

Các chỉ số trong Ahrefs và ý nghĩa của chúng

Ur là gì?

Đầu tiên chúng ta sẽ bàn về UR (Url rating), nếu như bạn theo dõi Beeseo đã lâu thì bạn sẽ thấy là tôi đã từng nói những chỉ số này khá là kĩ ở trong những những bài viết trước.

Phần đánh giá URL của Ahrefs

Nhưng trong bài viết này tôi sẽ nói kĩ hơn cũng như đề cập tới những thắc mắc bạn thường gặp phải.

UR (Url Rating) đo lường sức mạnh và độ tin tưởng của một URL cụ thể (ví dụ: beeseo.vn/dich-vu-quang-cao-online) dựa trên những BACKLINKS mà Url đó có được.

Thành ra bạn nên hiểu rằng, on page seo không là một trong những chỉ số ảnh hưởng mạnh tới Ur và cũng như DR, mà nó ảnh hưởng bởi số backlink trỏ tới URL đấy!

UR được đo lường dựa trên thang điểm từ 1 – 100, với 100 là điểm cao nhất

Tương tự với UR, chỉ số PA của Moz cũng đánh giá thang điểm của sức mạnh một URL dựa trên những backlink trỏ về url đấy.

Một lưu ý nhỏ ở đây rằng, những chỉ số này đều là những chỉ số của các công ty như Ahrefs và Moz đưa ra dựa trên những yếu tố ảnh hưởng tới seo và họ cố gắng mô phỏng lại việc google nhìn nhận một trang web uy tín/mạnh.

Do vậy, bạn phải hiểu rằng những chỉ số này KHÔNG CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN 100% nhưng nó cũng gần chính xác nên nó mới là một trong công cụ “đình đám” trong giới seo.

Bạn có thể thấy, các chỉ số này của Beeseo cũng thuộc hạng “xoàng” nhưng trên thực tế chúng tôi cũng đứng top google các từ khóa về Dịch vụ Seo

Domain Rating (DR)

Phần đánh giá domain của Ahrefs

Domain rating cho bạn thấy sức mạnh và độ tin tưởng của toàn bộ website ấy dựa trên BACKLINKS tới trang web ấy.

Tương tự UR, những chỉ số này đều chấm điểm một website dựa trên phần nhiều là offpage seo chứ không tính nhiều vô on page seo ở đây nhé!

So với UR thì DR có độ chính xác thấp hơn trong Google Ranking (thứ hạng của một website) do UR đánh giá chính xác URL đấy còn DR đánh giá dựa trên toàn bộ website.

Nên nếu bạn gặp đối thủ là những trang Authority Site (hay những trang có DR cao) thì bạn vẫn có thể chiến thắng nếu như bạn có nhiều link chất lượng về website của mình. Ngoài ra kĩ thuật lựa chọn Buyer Keywords để lên top “thị trường nghách” mang về được doanh thu là đủ.

Nhưng nói gì thì DR vẫn là một trong những chỉ số rất tốt khi bạn chọn nó để tiến hành chiến dựng xây dựng link của bạn từ diễn đàn, blog comment, guest post, website,…

Nhìn chung thì, bạn nên lấy backlink từ những trang DR cao (nếu có thêm cả UR cao nữa thì quá tốt) để có thể có những backlink siêu chất lượng.

Referring domains là gì?

Referring domains là các domain có link trỏ về website của bạn.

Chỉ số này sẽ khác với chỉ số về Backlink. Một ví dụ cho bạn dễ hiểu:

VD: Beeseo có 100 back link từ cùng 01 website Focus Asia Travel. Khi đó Backlink ghi nhận sẽ là 100, tuy nhiên Referring domains sẽ chỉ là 01.

Ahrefs Rank  (AR)

Ahrefs Rank nói lên thứ hạng của website dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về web ấy (Chủ yếu dựa vào DR là chính).

Nếu như cả 2 website DR đều bằng nhau, thì lúc này Ahrefs mới xét về UR.

AR được sắp xếp dựa trên lượng backlink về trang web cụ thể

Điều này nghĩa là thứ hạng #1 của Ahrefs Rank thuộc về website có số lượng backlinks và chất lượng backlinks tốt nhất.

Về DR và UR , bởi vì nó nói đến sức mạnh của backlinks tới website bạn, nên bạn vẫn có thể dễ dàng “h-ack” (ở đây ý mình là cố tình tăng điểm) nó bằng cách bơm cả trăm domain vô website, ngay cả những domain về phim “Sế-ch” cũng giúp bạn tăng điểm DR nữa mà, có điều là…

Google nó còn index website bạn hay không thì mình không chịu trách nhiệm nhé…”

Bởi vì lẽ đơn giản là chỉ số chỉ là chỉ số mà thôi, ahrefs nó là một công cụ tốt nhưng không phải là một công cụ hoàn hảo. Sự thật là khi mình triển khai các chiến dịch Seo cho khách hàng, mình chưa bao giờ để ý tới chỉ số của moneysite, ngay cả DR, UR, TF, CF và DA, PA.

Live Link và Historical Link

Khi bạn coi thông tin website tại Ahrefs, chắc bạn cũng chú ý tới những chỉ số như “Live/Historical”

Trên Ahrefs cũng hiện lên những thông tin như Live/Recent/Historical

Sự khác biệt của Live/Historical Link

Khi Ahrefs crawl (cào/ thu thập thông tin) website thì nó cũng thu thập cả những dữ liệu mà nó đã từng thu thập.

Nhưng sẽ xảy ra trường hợp là website A từng backlink về bạn, nhưng khi Ahrefs thu thập lại từ website A thì họ lại không thấy backlink ấy nữa.

Thành ra, Ahrefs sẽ loại trừ những link này ở những links Live (Links sống), nhưng vẫn giữ lại ở Links Historical trong 3-4 tháng để bạn có thể có những hành động cụ thể nào đó cho việc khôi phục lại backlink ấy.

Keyword difficult (KD)

Có vẻ như, Keyword Difficult (độ khó của một từ khoá) là một trong những chủ đề Beeseo được hỏi nhiều nhất, có lẽ bởi vì nhiều bạn không biết phân tích độ khó của một từ khoá hay phân tích đối thủ ra sao.

Trong phần này tôi sẽ nói rõ cho bạn điều này. “Keyword Difficult” cho bạn thấy độ khó của một từ khoá để rank trong top 10 google theo thang điểm từ 1-100.

Độ khó của từ khóa sẽ hiện lên mỗi khi tra trên Ahrefs

Lưu ý về Keyword Difficult

Bạn nên lưu ý rằng, ví dụ như từ khoá “laptop cũ tphcm” ở dưới có độ khó > 50, nhưng điều này có ý nghĩa gì với bạn thì nó còn phụ thuộc nhiều vào cách làm seo cũng như kinh nghiệm của bạn.

Mình ví dụ thế này…

Giả sử từ khóa đó có độ khó là 54, thì theo mình, giả sử dựa trên kinh nghiệm mình sẽ nghĩ:

“À, cái này cần 50 PBN là sẽ top đây!”.

Còn bạn A thì bảo: “Chắc phải cần 1,000,000 backlinks thì mới top 10 được!”.

Bạn C thì nói “Ôi dào… Cần 10 backlinks domain là đủ top 10 rồi, từ khoá dễ ẹc ra mà…”

Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?

Đừng bao giờ tin vào Keyword Difficult

Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tin vào bất kì một công cụ đánh giá độ khó từ khóa nào.

Ví dụ như trang web Beeseo, với từ khoá “dịch vụ seo” thì đang đứng top 2 và top 3 của thị trường, nhưng hãy nhìn mà xem…

Với công cụ Kwfinder, công cụ này cho thấy website tôi có độ khó để có thể đánh bại là…1

Chỉ có 1 mà thôi, điều này có nghĩa là website tôi vô cùng yếu nên thành ra từ khoá dịch vụ seo này cũng bị hạ thấp luôn.

Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?

Sự thật là trước khi tôi lên top từ “dịch vụ seo”, từ khoá này được đo lường với mức độ cạnh tranh là 45, nhưng khi tôi lên top thì chỉ còn 23 mà thôi (tôi không có hình để có thể cho bạn coi, bởi vì lúc ấy tôi không nghĩ là tôi sẽ viết bài viết này!) – điều tương tự xảy ra với Ahrefs.

Vì vậy, bạn có thể lấy cái keyword difficult của bất kì công cụ nào để có thể tham khảo, nhưng đừng bao giờ quá phụ thuộc vào nó!

Để đánh giá xem độ khó của một từ khoá mức độ khó nó ra sao thì bạn cần phải dùng chính bản thân/ trí óc và kinh nghiệm của bạn để phân tích.

Ví dụ: từ khóa “dịch vụ seo” sẽ có rất nhiều các bên về seo website cạnh tranh để chiếm lấy. Vậy bạn nghĩ nó khó hay dễ? Khi mà tất cả những đối thủ của ta đều là những người biết về Seo?

Organic Keywords/Organic Traffic /Organic Search

Với bất kì một url / website nào bạn bỏ vô Ahrefs, nó sẽ cho bạn biết:

1. Organic Keywords

Organic keywords là những từ khóa trong bài viết đã lọt vào top 100

URL chính xác bạn bỏ vô ấy, ở thời điểm Ahrefs cập nhập hiện tại, nó đã có mặt tại top 100 của bao nhiêu từ khoá rồi bằng cách biểu hiện qua Organic keywords.

Ví dụ: như nó hiện 1200 Organic Keywords, có nghĩa là URL mà bạn bỏ vô Ahrefs có 1200 từ đã lọt vô top 100.

2. Organic Search

Biểu đồ chi tiết về các số liệu của URL

Phần này là phần bạn có thể thấy 2 biểu đồ rất đẹp mô tả lại sự chuyển động của Organic Traffic và Organic Keywords của bạn

Anchor Cloud/Anchor text

Đây có lẽ là một trong những phần mà nhiều bạn hỏi mình nhiều nhất trong thời gian vừa qua.

Câu hỏi mình thường hay gặp là : “Tỉ lệ Anchor cloud của Ahrefs tính sao vậy bạn?” hay “Làm sao để tính mật độ anchor text” , mình hiểu tại sao bạn lại quan tâm tới vậy, bởi vì nếu như làm không đúng, và bạn gặp trường hợp tối ưu hoá quá liều anchor text bạn có thể dễ dàng bị google phạt.

Bấm vào Anchor để theo dõi và kiểm tra Anchor text. Cột dofollow là cột quan trọng nhất

Thường thì khi mình coi anchor text thì mình sẽ không có quan tâm tới Anchor cloud cho mấy (mình sẽ giải thích sau) mà mình thường sẽ bấm vào chữ “Anchors” ở cột bên trái để kiểm tra anchor text.

Ở đây, bạn sẽ thấy 4 cột chính đó là : Anchor text, Reffering Domains, /dofollows và Reffering Pages.

Ở đây bạn chỉ nên chú ý cột Doffollows mà thôi , bởi vì đây là cột thể hiện anchor text của bạn.

Cách tính mật độ Anchor text

Ở cột Reffering Domains nói tới việc có 03 domains backlink về trang web của bạn dùng anchor text beeseo.vn/ (lấy trang Beeseo.vn làm ví dụ).

Và trong 3 domains ấy thì cả 3 domains là cho backlinks là backlinks dofollow mà thôi, và có tới 1875 trang của 3 domains ấy cho backlink về trang web bạn.

Ở đây bạn chỉ cần lưu ý cột doffolow bởi 2 lý do :

  1. Google chỉ tính Anchor text của Dofollow chứ không tính anchor text của nofollow vào tỉ lệ Anchor text của một website.
  2. Nếu như một bài viết của website cho bạn nhiều anchor text nhưng đều trỏ tới 1 URL. Ví dụ “dịch vụ seo”, “dịch vụ seo hcm” là 2 anchor text trên bài viết nhưng đều trỏ về beeseo.vn, thì google sẽ lấy anchor text đầu tiên nó thấy để tính vào mật độ anchor text, nếu như google thấy “dịch vụ seo hcm” là anchor text đầu tiên thì nó sẽ tính anchor text này vào phần mật độ anchor text của website.

Tổng kết Ahrefs toàn tập

Bây giờ thì bạn đã hiểu khá nhiều về nền móng căn bản của Ahrefs rồi.

Phải nói rằng, trong toàn bộ công cụ về seo, tôi thích nhất là Ahrefs bởi vì toàn bộ tính năng của nó về việc từ việc nghiên cứu từ khóa cho tới việc kiếm backlink, phân tích đối thủ,….

Sau đây là list danh sách ứng dụng của Ahrefs mà Beeseo đã làm, tôi dám cá chắc rằng những tính năng này không ít người biết cũng như những bạn SEO nhiều năm kinh nghiệm cũng sẽ bị choáng ngợp bởi khả năng của nó. Nếu cần nhận hãy để lại email ngay phía dưới nhé.

  1. Tạo backlink với ahrefs liên quan, chất lượng & bền vững 
  2. Kiếm hàng ngàn traffic CHỈ VỚI content chuẩn SEO
  3. Ahrefs trong kinh doanh & marketing
  4. Phòng chống hàng ngàn backlink bẩn trong 5p với Ahrefs
  5. Hướng dẫn sử dụng Ahrefs – 6 tính năng không ngờ của Ahrefs

Trung Nguyen
Beeseo

Rate this post