Kiến thức Facebook Marketing

[Facebook khóa két sắt tím] Cách dùng Facebook để không bị khóa 956

Nội Dung Chính

Facebook khóa két sắt tím là một trong những lỗi phổ biến thường gặp ở các tài khoản Facebook khiến cho tài khoản của người dùng không thể truy cập được trong một thời gian dài. Vậy lỗi Facebook khóa két sắt tím là gì? Cách dùng tài khoản Facebook ra sao để không bị vi phạm lỗi này, cùng Á Châu Media tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Facebook khóa két sắt tím là gì?

Lỗi 956 của Facebook hay còn thường được người dùng ở Việt Nam gọi là lỗi Facebook khóa két sắt tím bởi khi gặp phải lỗi này, tài khoản của bạn sẽ không thể truy cập được nữa và hiện lên một dòng thông báo rằng tài khoản của bạn đã bị khóa cùng với hình của một chiếc két sắt có màu tím. 

Facebook khóa két sắt tím là gì?

Đây là một trong những lỗi vô cùng phổ biến khiến hàng chục cho đến hàng trăm nghìn các tài khoản của người dùng ở Việt Nam không thể truy cập được mỗi năm với rất nhiều các lý do khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của lỗi này sẽ tương đương với thời gian để người dùng cần phải xác minh. 

Nếu lỗi nhẹ, bạn hoàn toàn có thể trải qua các bước xác minh đơn giản và chỉ trong vài phút sẽ có thể truy cập lại vào tài khoản của mình. Ngược lại, nếu nếu như tài khoản của bạn đã vi phạm nặng nề các chính sách của Facebook thì quá trình này có thể khiến tài khoản của bạn bị khóa đến vài tháng, vài năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn. 

Những lý do vì sao tài khoản của bạn Facebook khóa két sắt tím

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi “Có những lý do vì sao những tài khoản Facebook khóa két sắt tím chưa?”, dưới đây là 4 lý do chính khiến một tài khoản Facebook khóa két sắt tím được chúng mình tổng hợp từ rất nhiều những lý do của chính khách hàng của HAP Media:

1. Đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân trên nhiều thiết bị 

Nguyên nhân đầu tiên khiến rất nhiều tài khoản bị lỗi Facebook khóa két sắt tím chính là việc sử dụng 1 tài khoản Facebook cá nhân trên nhiều thiết bị cùng lúc. Nếu tài khoản của bạn thường xuyên đăng nhập thông tin ở các thiết bị lạ, Facebook sẽ cho rằng đây là một hành động thất thường và sẽ yêu cầu bạn xác minh lại những thông tin này thì mới có thể truy cập lại được. Đây là một lỗi hết sức đơn giản và bạn có thể tiến hành xác minh và truy cập lại trong vòng vài phút. 

Đăng nhập tài khoản cá nhân trên nhiều thiết bị

2. Đổi thông tin xác thực trên thiết bị lạ

Lỗi thứ 2 khiến tài khoản Facebook khóa két sắt tím là việc thay đổi thông tin xác thực trên các thiết bị lạ. Đây là một lỗi gần như tương tự như lỗi đầu tiên bởi Facebook cũng cho rằng đây là một hành vi bất thường vì rất có thể thiết bị mới đó không phải của bạn và được thay đổi các thông tin như: tên, email, số điện thoại,… nhằm mục đích xấu.

3. Đăng quá nhiều bài viết lên các hội nhóm trong một ngày

Việc đăng tải quá nhiều nội dung, bài viết trên các hội nhóm cũng là nguyên nhân không thể không nhắc đến. Việc làm này theo chúng mình là bạn đã vi phạm các nguyên tắc cộng đồng do Facebook đưa ra về việc tài khoản của bạn đang được gán nhãn “spam” các nội dung không có giá trị hoặc đang quấy rối, đả kích, tấn công người khác. Thường thì thời gian lỗi Facebook khóa két sắt tím cho hành vi này là từ 7 cho đến 30 ngày.

4. Đăng tải nội dung vi phạm chính sách Facebook

Lỗi cuối cùng mà có khả năng rất cao khiến tài khoản Facebook của bạn có thể bị “bay màu” với lỗi Facebook khóa két sắt tím chính là đăng tải các nội dung vi phạm chính sách Facebook. Các bài đăng chia sẻ nội dung phản cảm, bạo lực, 18+, hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc mạo danh người khác sẽ bị Facebook phạt rất nặng. Với những lỗi này, Facebook có thể phát hiện và khóa lại tài khoản của bạn một cách ngay lập tức và thời hạn khóa tài khoản cũng sẽ rất lâu có thể đến vài năm hoặc vĩnh viễn.

Đăng tải nội dung vi phạm chính sách của Facebook

Làm gì để không bị Facebook khóa két sắt tím đối với những người kinh doanh online?

Vậy, làm thế nào để tài khoản của bạn không bị Facebook khóa két sắt tím? Đơn giản chính là làm ngược lại những điều được chúng mình đã liệt kê ở trên để có thể đảm bảo rằng tài khoản của bạn sẽ không vi phạm những nguyên tắc đó của Facebook.

Nhưng đối với những người kinh doanh trên nền tảng này thì sao nhỉ? Việc đăng bài thường xuyên để kéo tương tác và bán hàng trên các hội nhóm chính là cách duy nhất để họ có thể tìm kiếm được khách hàng. Dưới đây là những gợi ý những cách để không bị Facebook khóa két sắt tím đối với những người kinh doanh online:

Đăng tải tần suất hạn chế

Để không bị Facebook gắn nhãn “Spam nội dung” cho tài khoản của bạn, việc cần làm chính là đăng bài viết với tần suất hạn chế, không nên quá lạm dụng việc đăng bài vào các hội nhóm với tần suất dày đặc từ 5 đến 30 phút/ bài viết. Tần suất phù hợp để giúp bạn “né tránh” được chính sách này chính là đăng bài với tần suất khoảng 3 đến 5 tiếng cho một bài viết mới.

Đăng tải nội dung với tần suất hạn chế

Không nên dùng đi dùng lại một hình ảnh hoặc nội dung cho nhiều bài viết

Ngoài việc hạn chế lại tần suất đăng bài trên các hội nhóm thì việc không dùng đi dùng lại một nội dung/ hình ảnh cho các bài viết của mình chính là cách giúp tài khoản của bạn không bị Facebook khóa két sắt tím. Hãy thay đổi liên tục các hình ảnh và nội dung trong bài viết của bạn, điều này còn giúp khách hàng cảm thấy mới lạ và chú ý hơn thay vì nhìn đi nhìn lại những hình ảnh và nội dung nhàm chán xuất hiện một cách liên tục và không mang lại nhiều giá trị.

Không nên dùng đi dùng lại một hình ảnh hoặc nội dung cho nhiều bài đăng

Tránh dùng các ngôn từ vi phạm

Nội dung trong các bài viết của bạn cũng nên tránh sử dụng các ngôn từ vi phạm chính sách của Facebook như: cam kết, 100% hay sử dụng các hình ảnh động vật,… Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản cần tránh, nhất là đối với các bạn đang kinh doanh online trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất Việt Nam này

Lời kết

Trên đây là những thông tin về lỗi Facebook khóa két sắt tím và cách dùng Facebook để không bị khóa lỗi 965 này. Hy vọng rằng bài chia sẻ trên của HAP Media chúng mình đã giúp mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. 

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)