Nội Dung Chính
Đồ họa là một lĩnh vực rộng lớn trong cuộc sống, sự xuất hiện của đồ họa ở khắp mọi nơi, và kể từ khi có công nghệ truyền hình thì đồ họa tiếp tục góp mặt với cái tên Motion Graphic – Đồ họa chuyển động.
Sự rộng lớn của thiết kế đồ họa có thể bao gồm; Indentity Design (nhận diện), Branding (nhãn hiệu), Collaterial Design (những phần thiết kế khác như, namecard, leaflet, brochure…), Environmental Design (môi trường), iconography (biểu tượng), information design (thông tin), Editoral Design (ấn bản), Poster Design, Packaging (bao bì), Interactive Design (tương tác) và Motion Graphic (đồ họa chuyển động).
Trong những lĩnh vực mà thiết kế đồ họa có thể tham gia, thì Interactive Design và Motion Graphic đứng ra một nhóm về việc sử dụng công nghệ để áp dụng, khi chúngđều cần công nghệ vô tuyến để tới với người xem.
Có lẽ sự khác biệt duy nhất của Đồ họa tương tác và Đồ họa chuyển động chỉ là sự giao tiếp với người dùng của Đồ họa tương tác (website, phần mềm…)
Theo wikipedia, Đồ họa chuyển động là những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay video/ animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động.
Đồ họa chuyển động thường kết hợp với âm thanh sử dụng trong các dự án đa phương tiện (multimedia). Đồ họa chuyển động được hiển thị qua các phương tiện truyền thông điện tử, tuy nhiên cũng có thể hiển thị qua các công nghệ khácnhư thaumatrope, phenakistoscope, stroboscope, zoetrope, praxinoscope, flip book ).
Thuật ngữ Đồ họa chuyển động – Motion Graphic rất hữu ích để phân biệt với kiểu đồ họa mà hình thức không biến đổi theo thời gian quy định.
Motion Graphic mở rộng phương pháp sử dụng khi dùng rất nhiều hình thức để tạo ra chuyển động đồ họa. Với khả năng tính toán của máy vi tính, và sự thay đổi hình ảnh để tạo cảm giác chuyển động.
Computer Animation có thể sử dụng ít bộ nhớ bằng các Tween tự động, là một quá trình render hình ảnh tại một thời gian quy định hoặc theo tính toán. Ví dụ như Adobe Flash sử dụng kỹ thuật Tween máy tính cũng như kỹ thuật chuyển động frame by frame và video.
Kể từ khi khái niệm Đồ họa chuyển động thì hình thức này vẫn chưa được phân loại rõ ràng trong các hình thức nghệ thuật. Vào những năm 1800 mới bắt đầu có những bài thuyết trình đề nghị phân loại riêng Đồ họa chuyển động.
Có lẽ một trong những ứng dụng đầu tiên của “đồ họa chuyển động” là của nhà thiết kế chuyển động John Whitney, người thành lập một công ty có tên là Motion Graphic vào năm 1960.
Saul Bass là người tiên phong quan trọng nhất trong Đồ họa chuyển động, với công việc khởi đầu thực sự là những gì thường được gọi là chuyển động đồ họa.
Các tác phẩm của ông bao gồm các trình tự tiêu đề cho bộ phim nổi tiếng như Man With The Golden Arm (1955), Vertogp (1958), Anatomy of Murder (1959), North by Northwest (1959).. những thiết kế của ông đơn giản, nhưng truyền đạt đúng chủ đề của phim.
Đồ họa chuyển động phát triển bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính để chỉnh sửa những đoạn phim, có lẽ để bắt kịp với công nghệ máy tính lúc bấy giờ.
Trước khi máy tính là một phần không thể thiếu, thì đồ họa chuyển động đỏi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, và cả hạn chế về ngân sách sản xuất.
Cho đến khi có sự xuất hiện của các chương trình dành cho máy tính để bàn như Adobe After Effects, Discreet Combustion, và Apple Motion thì Đồ họa chuyển động trở nên ngày càng dễ tiếp cận.
“Motion Graphic” được phổ biến rộng rãi hơn nhờ cuốn sách của Trish và Chris Meyer về việc sử dụng Adobe After Effect, có tiêu đề “Creating Motion Graphics”. Đây là sự khởi đầu cho việc sử dụng máy tính để bàn cho việc sản xuất video, nhưng không phải để chỉnh sửa hay các trương trình 3D.
Chương trình này có khả năng tích hợp các hiệu ứng, màu sắc, chỉnh sửa 3D (Maya, Cinema 4d, 3d maxs…) trong quá trình sản xuất. Cũng vì lý do này đôi khi chúng được gọi là 2,5D.
Vay mượn rất nhiều từ kỹ thuật phim Cắt dán “Collage” hoặc các Tác phẩm mô phỏng, Đồ họa chuyển động tích hợp kỹ thuật hoạt hình truyền thống, bao gồm Stop Motion Animation, Cell Motion(hoạt hình chuyển động) hoặc kết hợp cả hai.
Một trong những chuyển động phổ biến nhất của công cụ đồ họa là hệ thống hạt – Particle Systems, một công nghệ chuyển động đồ họa được sử dụng để tạo ra nhiều yếu tố họat hình.
Đây là một loại phim chuyển động được gọi là hoạt hình thủ tục (procedural animation). Một hệ thống hạt được sử dụng như là một Plug-in, như một ứng dụng độc lập, hoặc như là một phần tích hợp trong một gói phần mềm đồ họa.
Particle là những điểm ở không gian 3D hoặc 2D, được đại diện bởi một loạt các điểm trung chuyển và các đối tượng hoạt hình ví như quả cầu ánh sáng, video clip, hoặc văn bản… Các hạt được phát ra bởi một hệ phát hạt (particle emitter), và có thể được phát ra ít hay hàng triệu tùy theo dự án.
Các hạt được phát có thể tạo ra các hình thức duy nhất, một đường kẻ, một đối tượng, mặt phẳng, hay một đối tượng hình cầu. Mặc dù nó cũng có thể sử dụng một đối tượng tuỳ chỉnh để phục vụ cho việc phát hạt, như phát nổ, tan chảy, hay thổi thành cát …
Hệ thống Particle phổ biển cho Chuyển động đồ họa đặc biệt là của Trapcode.
Một số phần mềm dành cho Motion Graphic
Adobe After Effects
Autodesk Combustion
Apple Motion / Shake
Max/MSP
Apple Quartz Composer
Various VJ Programs
Smith Micro Software Anime Studio
Adobe Flash
Các chương trình 3D sử dụng Motion Graphic gồm;
Maxon Cinema 4D
Softimage XSI
Autodesk 3d studio max
Autodesk Maya
NewTek Lightwave
e-on Vue Infinite
The Blender Foundation Blender software
EI Technology Group Electric Image Animation System
Các Plugins cho Motion Graphic gồm;
Magic Bullet
Red Giant Software