Chia sẻ

Tất tần tật về nộp thuế thương mại điện tử

Nội Dung Chính

Đây là bài viết được chia sẻ bởi anh Phạm Hùng Thắng về các vấn đề nộp thuế thương mại điện tử. Những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này có thể tham khảo để việc kinh doanh thuận lợi và đúng theo quy định của pháp luật.

Quan điểm về nghĩa vụ nộp thuế

  1. Đã kinh doanh là phải đóng thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của toàn dân kể cả người lao động cũng phải đóng thuế gọi là thuế TNCN nên thuế là nghĩa vụ của toàn dân rồi rất khó tránh né và càng ngày càng khó.
  2. Trừ kinh doanh, dịch vụ không có mặt bằng, không qua các sàn TMĐT cục thuế không nắm được thông tin cụ thể thì… “tạm tha” vì hiện chưa quản lý được hoặc sẽ thay thế bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt đột ngột thông qua việc nắm bắt thông tin địa chỉ giao dịch thông qua quản lý khu vực, UB & CA phường xã quận huyện, đơn vị vận chuyển, giao dịch ngân hàng, website, fanpage, zalo bán hàng với lượng đơn đều hoặc lớn để truy vết.
  3. Thế nên cứ kinh doanh mà có mặt bằng, cửa hàng, kho bãi hay kinh doanh qua sàn TMĐT đã bị kết nối thông tin với tổng cục thuế với doanh thu lớn hơn 100 triệu 1 năm là bắt buộc phải đóng thuế dù ít hay nhiều cũng nên chủ động đi khai báo đừng để bị truy vết, ập vào, triệu tập rồi bị truy thu, phạt nặng hơn hoặc truy tố nếu cố tình chống đối.
  4. Hình thức cửa hàng, hộ kinh doanh do nhà nước không nắm được con số cụ thể nên sẽ cho đóng thuế muôn bài + thuế khoán hàng năm, hàng tháng phù hợp với quy mô hoặc địa điểm, đừng để tới lúc bị cưỡng chế, nghi ngờ hay có nguồn tin bất lợi sẽ bị quản lý thị trường ập vào phạt về hàng hoá, xuất sứ, nguồn gốc, hoá đơn, chứng từ, doanh thu, doanh số, chứng chỉ, bằng cấp, công bố… do không nằm trong diện quản lý.
  5. Hình thức sàn TMĐT thì nhà nước nắm chuẩn đến từng con số nhỏ nhất liên quan tới hoạt động bán hàng, thu tiền và chuyển khoản rồi nên không thoát được dù chỉ là 1 xu, tốt nhất là nên tự giác đi khai thuế và nộp thuế sớm sẽ được khoan hồng vào khoản 1 với mức phạt hiện đang là thấp nhất.
  6. Tổng cục thuế đã yêu cầu hơn 250 sàn TMĐT cung cấp thông tin chi tiết về gần 15.000 tổ chức và hơn 53.000 cá nhân đang bán hàng trên các sàn để truy quét, rà soát và triệu tập dần các nhà bán hàng nên tổng cục thuế sẽ triệu tập dần dần, một khi đã để triệu tập là sang khoản 2, có tình tiết tăng nặng khó về khoản 1 lắm.
  7. Khi triển khai 1 thông tư hay nghị định mới, nhà nước thường chia làm 3 giai đoạn:
  • 1 là tự giác khai báo để hưởng tình tiết giảm nhẹ
  • 2 là triệu tập với tình tiết tăng nặng bị phạt gấp từ 1,5 lần đến 3 lần tiền thuế phải nộp
  • 3 là cưỡng chế / truy tố nếu cố tình chống đối.
  1. Giai đoạn này tổng cục thuế đang kết hợp cả 1 và 2 nghĩa là vận động các nhà bán tự giác đi khai nộp thuế song song với việc triệu tập các nhà bán hàng lớn tuỳ khu vực. Có lẽ chưa có xuất hiện chống đối nên báo chí chưa đăng các tin về việc đơn vị nào bị cưỡng chế / truy tố mà thường đăng tin về các đơn vị phải đóng thuế + tiền phạt lên tới vài trăm triệu, vài tỉ đồng.
  2. Chốt lại là những nhà bán hàng doanh thu mỗi năm dưới 100tr/năm thì không phải nộp thuế nhưng nếu đang tăng trưởng có khả năng sẽ vượt qua 100tr/năm thì nên đi khai báo để làm cái MST cá nhân + tài khoản đăng nhập tự kê khai hàng tháng, hàng quý, tự tính thuế và nộp thuế đi thì sau này không bị phạt chậm nộp nữa.
  3. Còn các nhà bán doanh thu trên 100tr/năm thì tốt nhất là nên tự giác đến cơ quan thuế gần nhất nơi mình kinh doanh/lập văn phòng/cư trú để tự giác xin nộp thuế để được hưởng khoan hồng với tình tiết giảm nhẹ là tự giác khai báo.

Chốt lại là tự cộng thuế vào giá bán đi, đừng phá giá nhau nữa, đừng tham nhiều đơn, doanh thu cao chấp nhận lợi nhuận mỏng mà sau này phải trả giá một đống nữa.

CÔNG THỨC CƠ BẢN TÍNH NỘP THUẾ

– “Tiền thuế phải nộp” = Doanh thu x 1,5% đối với Hộ KD hoặc Cá nhân.

– Tiền phạt nộp chậm thuế = “Tiền thuế phải nộp” x 0,03% x số ngày nộp chậm.

– Tiền phạt hành chính bắt buộc (bán hàng trên 10 ngày ko khai báo thuế): 11tr.

*Tiền phạt tình tiết tăng nặng (nếu bị triệu tập) = “Tiền thuế phải nộp” x  từ 1,5 đến 3 lần tuỳ tình tiết.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG

– Doanh thu: là tổng doanh thu bán hàng mà sàn đẩy về tài khoản ngân hàng khớp với số tiền tài khoản ngân hàng nhận được không trừ đi bất kể khoản phí giải trình nào khác như nhân sự, mặt bằng vân vân.

– Hộ KD: Có thể đăng ký cũng được, không đăng ký cũng được, nên đăng ký nếu làm chuyên nghiệp, bài bản hoặc muốn lên Shopee Mall, Tiktok Mall, lên Mall trên các nền tảng sàn TMĐT.

– Đăng ký hộ KD hay kinh doanh Cá nhân vẫn phải nộp thuế qua trang nộp thuế được cấp tài khoản cho chủ hộ (tài khoản ngân hàng nhận tiền từ sàn đổ về).

– Không quan trọng tổ chức hay cá nhân nào đăng ký trên sàn mà hình thức nộp thuế là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh/cá nhân phụ thuộc vào tài khoản ngân hàng nhận tiền là tài khoản doanh nghiệp hay cá nhân.

– Không quan trọng ai là người bán, đăng ký tài khoản seller, bán hàng mà quan trọng tài khoản nhận tiền là tài khoản phải đăng ký MST và đi nộp thuế đầy đủ tránh bị triệu tập hoặc truy tố chính người nhận tiền đó.

– Vì thế nên các bạn đang kinh doanh trên sàn TMĐT mà doanh thu trên 100tr/năm thì tốt nhất là nên đi khai báo và nộp thuế đi để tránh bị triệu tập, tăng nặng hoặc tiền phạt bị tăng theo thời gian nộp chậm.

– Trước sau gì cũng tới lượt mình bị triệu tập thôi nên kinh doanh trên sàn TMĐT thì đừng phá giá nữa, hãy tự cộng cả tiền thuế vào giá bán mà cạnh tranh với nhau đồng thời đăng ký MST, nộp tờ khai đầy đủ hàng tháng/quý để kê cao gối mà ngủ.

Hãy hành động và thực thi nếu bạn đang kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại điện tử nói riêng. (Trích dẫn từ: Phạm Hùng Thắng)

Trên đây là những quan điểm về nộp thuế thương mại điện tử của một cá nhân đã được Admatrix tổng hợp lại. Tuy nhiên, để bạn đọc hinh dung rõ hơn về vấn đề nộp thuế thương mại điện tử, Admatrix sẽ bổ sung thêm một vài thông tin sau:

Thuế thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến, thông qua các nền tảng mạng internet, điện thoại di động hay các thiết bị kỹ thuật số khác. Thương mại điện tử bao gồm nhiều hoạt động như bán hàng, mua sắm, thanh toán, giao nhận, quảng cáo, tiếp thị và cung cấp dịch vụ.

Thuế thương mại điện tử là thuế được áp dụng đối với các hoạt động thương mại điện tử, nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch và hiệu quả trong việc thu thuế. Thuế thương mại điện tử có thể bao gồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), thuế thu nhập cá nhân (PIT), thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) và các loại thuế khác tuỳ theo quy định của từng quốc gia.

Nộp thuế thương mại điện tử có bắt buộc không?

Như quan điểm ở trên đã nói, đã kinh doanh thì phải nộp thuế. Dù dưới bất kỳ hình thức nào là việc nộp thuế thương mại điện tử là việc làm bắt buộc.

Bạn phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thương mại điện tử theo quy định của cơ quan thuế. Việc không đăng ký kinh doanh và không nộp thuế thương mại điện tử sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt giữa việc bán hàng thương mại điện tử như một nguồn thu nhập chính hay chỉ là một sở thích cá nhân. Nếu bạn chỉ bán hàng online để thanh lý đồ cá nhân hay kiếm thêm thu nhập nhỏ lẻ, bạn không cần phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Nhưng nếu bạn bán hàng online như một công việc chính và có doanh thu ổn định, bạn phải tuân thủ các quy định về nộp thuế.

Làm KOL Shoppe có phải đóng thuế không?

Nếu bạn là một KOL (Key Opinion Leader) hay còn gọi là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và bạn đang kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua kênh của mình, thì bạn có thể thắc mắc rằng liệu bạn có phải đóng thuế cho hoạt động này không? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, vì nếu bạn không tuân thủ các quy định về thuế, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, như bị phạt tiền, bị kiện, hay thậm chí bị tước quyền sử dụng kênh.

Vậy làm KOL Shoppe có phải đóng thuế không? Câu trả lời ngắn gọn là: Có. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2020, các cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội phải khai báo và nộp thuế TNCN theo quy định. Điều này áp dụng cho cả các KOL Shoppe, tức là các KOL kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến lĩnh vực mà họ có ảnh hưởng, như thời trang, làm đẹp, du lịch, giáo dục, v.v

Rate this post