Kiến thức online marketing

Top 7 Thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing

Nội Dung Chính

Marketing là một thế giới rộng lớn với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.
Thấu hiểu điều đó, Beeseo xin gửi đến bạn Top 7 Thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing để giúp bạn xây dựng những bước đầu tiên trên con đường trở thành một Marketer giỏi.

1 – Chỉ số Marketing: Churn rate (Tỷ lệ Churn)

Tỷ lệ churn được dùng để tính tỷ lệ giữ chân khách hàng. Tỷ lệ này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với tất cả công ty có mô hình kinh doanh doanh thu theo định kỳ.
Tỷ lệ này sẽ giúp bạn xác định số lượng khách khách hàng mà cả doanh nghiệp của bạn đã đánh mất trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Cách tính Churn Rate

Ví dụ về cách tính tỷ lệ Churn:
Giả sử vào quý trước doanh nghiệp của bạn có đến 100 khách hàng, tuy nhiên, có tới 10 khách hàng rời đi với lý do không còn muốn phải tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tỷ lệ churn như thế sẽ được tính như sau:
Churn Rate = (10:100) x 100%  = 10%

2 – Chỉ số Marketing: Customer Acquisition Cost (CAC – Chi phí sở hữu khách hàng)

Chi phí sở hữu khách hàng chính là các chi phí liên quan đến việc cần chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thực sự. CAC thường sẽ được tính theo công thức như sau:

Công thức tính Chi phí sở hữu khách hàng

Chú thích:
Customer Acquisition Cost: Chi phí sở hữu khách hàng
Total amount spent on sales and marketing in a period: Tổng các chi phí đã sử dụng vào trong việc bán hàng và tiếp thị trong một thời gian nhất định
# of customers signed during that period: Số khách hàng có được trong khoảng thời gian nhất định đó.

3 – Chỉ số Marketing: Cost Per Lead (CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)

Đây là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng – hay còn gọi là số tiền chi tiêu để có được một khách hàng tiềm năng.
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng còn thường được ứng dụng ở trong các quảng cáo cần trả phí. Quảng cáo của bạn nếu càng được nhiều khách hàng tiềm năng click thì hiển nhiên chi phí này sẽ càng tăng cao.

4 – Chỉ số Marketing: Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc)

Chỉ số này giúp đo lường hiệu quả công việc. Nó được sử dụng để theo dõi tiến trình thực hiện hầu hết các mục tiêu tiếp thị.

Bằng cách đặt ra một và nhiều KPI phù hợp, doanh nghiệp của bạn chắc chắn có thể liên tục đánh giá được về mức độ thành công tại mỗi từng thời điểm. Bên cạnh đó, nó đưa ra những điều chỉnh vô cùng cần thiết để tối ưu hóa tổng thể chiến lược tiếp thị của mình.

Chỉ số dẫn dắt hiệu suất (Leading performance indicators – LPIs) và chỉ số hiệu suất chiến lược (tactical performance indicators – TPIs) còn có thể giúp bạn xác định được việc có nên thực hiện những nỗ lực nào để có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

5 – Chỉ số Marketing: Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)

Giá trị vòng đời khách hàng chính là lợi nhuận ròng trong dự đoán sẽ đạt được ở tương lai từ bất cứ một khách hàng hiện tại nào đó.

Công thức tính CLV:

Công thức để tính giá trị vòng đời khách hàng

Chú thích:

Customer Revenue: doanh thu mà doanh nghiệp có được từ khách hàng

Gross Margin: Biên lợi nhuận gộp

Churn Rate: Tỷ lệ churn

6 – Chỉ số Marketing: Net Promoter Score (NPS – Chỉ số đo lường sự hài lòng)

Chỉ số đo lường sự hài lòng này dùng để xác định về khả năng người dùng hoặc khách hàng sẽ giới thiệu công ty của bạn cho những người khác. Thang điểm của chỉ số đo lường hài lòng này là từ 1-10.

Khi sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng biết được mức độ trung thành của khách hàng và sẽ phân chia được họ thành 3 nhóm đối tượng khác nhau:

Điểm 9+: Những người chắc chắn sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn

Điểm 7-8: Những người đang yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn

Điểm 0-6: Những người dùng không mấy thiện cảm với sản phẩm/dịch vụ của bạn

Xem xét chỉ số NPS thường xuyên có thể giúp bạn đưa ra được những giải pháp kịp thời nhằm cải thiện về sản phẩm/dịch vụ của mình.

7 – Chỉ số Marketing: Growth Marketing (Tiếp thị tăng trưởng)

Tiếp thị tăng trưởng là một quá trình thiết kế và tiến hành về hầu hết các thử nghiệm để tối ưu hóa và cải thiện các lĩnh vực chưa tốt.

Tiếp thị tăng trưởng còn có thể được ứng dụng trên toàn doanh nghiệp thông qua mô hình AAARRR (còn được gọi là chỉ số cướp biển).

Trong đó, thuật ngữ có ở trong Marketing AAARRR tương ứng với:

Awareness – Nhận thức

Acquisition – Chuyển đổi

Activation – Kích hoạt

Revenue – Doanh thu

Retention – Duy trì

Referral – Giới thiệu

Đọc thêm:

DỊCH VỤ SẢN XUẤT VIRAL VIDEO

POV là gì? Giải mã xu thế POV siêu Hot trên Tiktok

Quảng cáo TV – không hết thời nhưng cần tìm hướng đi mới

5/5 - (1 bình chọn)