Nội Dung Chính
Chiến lược marketing Adidas có điều đặc gì đã khiến thương hiệu 74 năm tuổi này luôn đứng đầu thị trường?
Được thành lập và có trụ sở đặt tại Herzogenaurach, Bavaria để bán các sản phẩm dành cho giới vận động viên, ngày nay Adidas là một trong những công ty cung cấp đồ thể thao lớn nhất đang cạnh tranh trực tiếp với giày Nike trên thị trường đồ thể thao độc quyền này.
Trong bài viết này, MarketingAI sẽ hiểu quy trình sản xuất và thương hiệu của Adidas giúp chiến lược marketing của Adidas tạo ra một công ty tồn tại suốt 75 năm.
Người sáng lập nên Adidas, ông Adolf Dassler bắt đầu với một công ty nhỏ được thành lập tại nhà riêng của mẹ mình. Với công ty này, ông bắt tay vào bán những mặt hàng liên quan đến thể thao. Theo đó, em trai ông là Rudolf Dassler gia nhập công ty vào năm 1942. Tuy nhiên, khi đó, Rudolf đã chia tay anh trai mình để thành lập Puma cũng rất có tiếng trong thị trường giày và quần áo thể thao. Lúc này, Adolf vẫn kiên định với hướng đi của mình. Ông đã thành lập Adidas vào năm 1948 và nhanh chóng trở thành ông trùm trong thị trường, duy trì được thành công của mình đến ngày nay.
Adidas đã có 75 năm hoạt động trên thị trường và luôn duy trì được ưu thế không thể đảo ngược.
Năm 2005, Adidas mua lại thương hiệu Reebok và tái cấu trúc thương hiệu cho phù hợp với chiến lược của Adidas. Rất nhiều thương vụ sáp nhập tương tự sau đó đã giúp Adidas trở thành ông trùm về doanh số trong ngành sản xuất đồ thể thao.
Adidas là một cái tên dễ nhận diện với không chỉ các fan thể thao mà còn tất cả mọi người, từ trẻ con đến người lớn. Bắt đầu là một công ty giày ở Đức, ngày nay Adidas có giá trị vốn hoá thị trường lên đến hơn 21 tỷ euro! Việc mạo hiểm kinh doanh trang thiết bị thể thao cùng thương hiệu quần áo thể thao đã khiến Adidas trở thành đấu hiệu tăng trưởng nhanh nhất trong ngành giày dép. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, doanh thu của công ty là 24,559 tỷ USD.
Thị trường khách hàng mục tiêu của Adidas cũng được cho là khá đa dạng, bao gồm cả vận động viên lẫn những người không phải vận động viên đều có niềm đam mê với thể thao. Khách hàng của Adidas phần lớn có độ tuổi từ 14 – 40 tuổi mặc dù thương hiệu này cũng bán cả quần áo và giày dép cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
Cụ thể hơn, Adidas nhắm tới nhóm vận động viên và thanh thiếu niên khoảng 20 – 30 tuổi, dịch vụ chăm sóc khách hàng của Adidas cũng được ưu tiên và coi trọng nhất. Bên cạnh đó là nhóm vận động viên khoảng 13 – 18 tuổi và Adidas tin tưởng rằng họ sẽ là những lứa vận động viên xuất sắc trong tương lai.
Thị trường mục tiêu của thương hiệu thể thao adidas là khắp thế giới và khách hàng là cả nam lẫn nữ với các nhóm sản phẩm riêng biệt.
Hiển nhiên, sản phẩm mạnh nhất của thương hiệu này là giày dép. Bên cạnh đó, nhóm hàng như túi xách, giày dép đang có nhu cầu cao và tăng dần theo các năm. Nhóm khách hàng mục tiêu của Adidas cũng mua khá nhiều các nhóm sản phẩm như dụng cụ thể thao (giày, găng tay, bình nước, . ..) , thiết bị thể thao (bóng đá và bóng rổ) .
Tuy nhiên, danh mục phụ kiện và trang thiết bị chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng doanh thu bán hàng của hãng, kèm theo đó là quy mô sản xuất không có nhiều thay đổi trong vòng năm năm liên tiếp.
Nhìn xa hơn nữa, các dòng sản phẩm của Adidas bao gồm nhiều loại áo như hoodie, quần short, đồ thể thao, . .. bên cạnh những đôi giày đã quá quen thuộc. Trang phục của hãng bao gồm áo len, quần đùi, giày thể thao, áo khoác, váy ngủ, áo lót thể thao cùng nhiều sản phẩm khác.
Để phục vụ cho sự phát triển và mở rộng sản phẩm, Adidas đã hợp tác với nhiều nhà nghiên cứu và nhà sáng chế. Bên cạnh đó là hợp tác với nhiều doanh nghiệp để tạo nên những dòng sản phẩm độc đáo, như tận dụng chất thải nhựa từ đại dương và bãi biển để làm giày.
Đã phổ biến và có mặt ở khá nhiều nước trên thế giới, Adidas không dựa vào yếu tố chất lượng và giá cả thấp để giành được trái tim số đông.
Các sản phẩm của Adidas thường có giá rất cao và cạnh tranh trực tiếp với Puma, Nike cũng như nhiều hãng đồng ngành khác. Chiến lược giá của Adidas là chiến lược định giá hớt váng, trong đó, những sản phẩm mới ra được giữ ở mức rất cao và sẽ giảm khi sản phẩm không còn hợp mốt nữa.
Về hệ thống bán lẻ
Như đã nói rất nhiều lần, Adidas có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Với năng lực sản xuất và dây chuyền sản xuất chất lượng cao, thương hiệu adidas hiện sở hữu hơn 500 nhà máy độc lập tại 55 quốc gia. Tất cả các sản phẩm của Adidas luôn có sẵn ở mọi cửa hàng bán lẻ trong các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hoá, các siêu thị lớn, cửa hàng thời trang, cửa hàng kỹ thuật số, . ..
Điều này giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Dù ở đâu khách hàng hầu như đều có thể mua sản phẩm Adidas đầy đủ mẫu mã và kích cỡ với các loại khuyến mại. Đây cũng là thế mạnh của thương hiệu để có thể đảm bảo quy trình bán hàng cho dù ở hình thức nào đi nữa. Như vậy, khách hàng sẽ không cảm thấy có bất cứ trở ngại nào đối với quá trình lựa chọn và mua sản phẩm của hãng.
Adidas có khá nhiều cách để chiêu thị. Một trong số đó là đầu tư vào quảng cáo truyền thống như bảng quảng cáo, quảng cáo trên tuyền hình, báo, tạp chí, . .. Adidas đối đầu với Nike, một trong những hướng phát triển chiến lược của hãng là đẩy mạnh digital marketing thông qua nhiều hình thức trên mạng xã hội, marketing với nhân vật có tên tuổi và quảng cáo trả tiền.
Chiến lược kinh doanh toàn cầu của Adidas cũng là tích cực tham gia tài trợ cho những đội bóng có tiếng tăm như Real Madrid, đội tuyển Anh, đội cricket của Nam Phi hay thương vụ vô cùng thành công với Leo Messi.
Kết luận:
Từ nghiên cứu chiến lược marketing của Adidas không thể phủ nhận một chiến lược tiếp thị đại chúng thành công cần định vị và hiểu rõ người sử dụng. Với các thương hiệu nổi tiếng như Nike và Adidas đã phát triển mạnh.
Xem thêm: