Nội Dung Chính
Hiện nay, hình thức kiếm tiền CPO đã không còn xa lạ gì với những người làm Digital Marketing, cụ thể là Affiliate Marketing. Hình thức này có nhiều đặc điểm ưu việt hơn hai hình thức CPS (Cost Per Sale) và CPA (Cost Per Action). Bởi nếu như áp dụng CPS hay CPA, khi khách hàng hủy đơn, bạn cũng sẽ bị trừ vào hoa hồng.
Còn đối với CPO, một khi khách hàng đã đặt sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, bạn sẽ không bị tổn thất về hoa hồng dù bất kỳ trường hợp nào phát sinh. Vậy CPO là gì? Cùng Beeseo khám phá 1001 điều hay ho xung quanh CPO nhé!
CPO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Cost Per Order. Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPO), là số tiền được chi cho quảng cáo hoặc tiếp thị để kết thúc bằng việc bán hàng. Chi phí cho mỗi đơn hàng là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào bán hàng online, đặc biệt là những doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu hoặc có ngân sách rất nghiêm ngặt.
Chi phí của một chiến dịch quảng cáo dựa trên doanh số bán hàng được thực hiện trong một cửa hàng trực tuyến, được thực hiện thông qua quảng cáo. Nói một cách đơn giản hơn, CPO cho biết nhà quảng cáo đã trả bao nhiêu để bán được sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, CPO còn là một mô hình hoa hồng trong tiếp thị trực tuyến đặc biệt phù hợp với các hệ thống thương mại điện tử. CPO là cách làm tiếp thị liên kết mà nhà quảng cáo kiếm được tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm. CPO được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một loại tiếp thị nhất định, cũng như xem loại tiếp thị nào hoạt động tốt với mục tiêu nhân khẩu học.
Mặc dù chi phí cho mỗi đơn hàng là một phần rất quan trọng của các doanh nghiệp Internet, có những chuyên gia đề nghị không nên quá coi trọng những số liệu này. Các con số có thể gây hiểu nhầm bởi chúng không tính đến các yếu tố như thời gian ra quyết định từ phía người tiêu dùng.
CPO trong marketing là gì? CPO không quan tâm đến việc đơn hàng được giao thành công hay không và rất khác các vấn đề trong marketing, đặc biệt là CPS và CPL.
Hình thức CPO, tức là chuyển đổi được tính dựa theo đơn đặt hàng. Do đó, các doanh nghiệp, nhà cung cấp sản phẩm đều có sẵn Landing Page cho chúng ta. Nội dung bao gồm Text và hình ảnh kèm mẫu đặt hàng đã được code web tối ưu tốt. Vì thế bạn không cần tạo thêm riêng 1 Landing Page nào khác. Nếu như Landing Page là bước cuối cùng để khách hàng tiến hành đặt sản phẩm, thì Pre-Landing Page được lập ra để thu hút khách hàng và điều hướng về Landing Page. Những thông tin hữu ích nếu được triển khai tại Pre-Landing Page thì sẽ rất thu hút khách hàng và khiến họ có lòng tin vào nhãn hàng của bạn hơn.
Ví dụ, khi mua những sản phẩm về làm đẹp, người dùng sẽ rất khó để quyết định nhanh chóng và lập tức mua hàng. Bởi các chị em phụ nữ thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh sản phẩm như là xuất xứ, công dụng, cách dùng, tác dụng phụ… Hay như những lời review từ KOLs hoặc Influencers. Pre-Landing Page được các Publisher tạo ra như là cầu nối để mang những giá trị tốt đến người dùng.
Từ đây, Pre-Landing Page cũng điều hướng về Landing Page để thực hiện việc đặt hàng, mua hàng. Với Pre-Landing Page, bạn có thể sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp hoặc thậm chí tự làm theo ý riêng của mình, tùy vào độ sáng tạo và hiệu quả mà bạn mong muốn.
Mỗi đơn hàng sẽ có mức hoa hồng dao động trong khoảng 200k – 400k, quả là một con số ấn tượng trong cộng đồng Affiliate Marketing. Một đặc thù của CPO khiến cho hoa hồng cao đó chính là việc các sản phẩm thường thuộc phân khúc cao cấp ví dụ như chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm dành cho người lớn… Tỷ lệ duyệt các chiến dịch CPO luôn cao hẳn hơn so với các chiến dịch khác tới 97%. Bởi các ngành hàng vừa kể trên sẽ yêu cầu sự tư vấn từ người bán. Người tư vấn (telesales) mà tư vấn càng chi tiết tỉ mỉ thì khách hàng sẽ càng hứng thú mua hàng. Chính những ngành càng này được coi như là mũi nhọn của CPO.
Mặt khác, phần lớn các nhà cung cấp, doanh nghiệp có dùng CPO thì thường là sản phẩm mới có trên thị trường và mức độ lan rộng phủ sóng với khách hàng là chưa cao. Các Publisher có thể dùng lẽ này để khai thác mạnh các nền tảng Digital Marketing như Facebook, Youtube, Google… để được doanh nghiệp dồn nhiều chi phí vào cho CPO.
Mỗi tháng, các chiến dịch CPO sẽ thanh toán hoa hồng ngay cho bạn từ khi hoa hồng ấy được phát sinh. Trong khoảng 24 – 48 giờ thì nhân viên sẽ gọi điện cho khách hàng để xác nhận lại đơn hàng. Khoảng thời gian đó là nhanh chóng để bạn biết được đơn hàng của mình được chấp nhận hay bị hủy. Cũng bởi vì thế mà thời gian duyệt 1 chiến dịch CPO là nhanh hơn các chiến dịch khác.
Hoạt động xoay vòng vốn hẳn là cũng diễn ra nhanh hơn. Cụ thể là nhanh hơn so với các chiến dịch thương mại điện tử thời gian duyệt lên tới 1-2 tháng. Với những CPO đạt hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể nhận được thanh toán về hoa hồng trong thời gian 2 tuần/lần. Ví dụ như các chiến dịch về sản phẩm làm đẹp, phụ kiện thời trang, sách…
Các group trên Facebook là đa dạng và phong phú luôn có khả năng hỗ trợ tối đa cho các Publisher chạy chiến dịch CPO. Hơn nữa, nó còn thường chia sẻ những kiến thức bổ ích, những mẹo hay, phân tích những case study hoặc thậm chí là có cả chuyên gia livestream hướng dẫn. Chính những kiến thức thực tế này sẽ giúp việc tăng khả năng thành công của CPO.
Các kỹ năng của CPO sẽ xoay quanh chính Digital Marketing vì thế bạn cần nắm chắc và không ngừng hoàn thiện bản thân về kỹ năng Digital Marketing. Ví dụ như nếu bạn dùng Paid Traffic, bạn cần có những kiến thức, kỹ năng để tạo dựng website, lập một Pre-Landing Page tối ưu rồi dùng tiền để chạy quảng cáo Facebook, Google, Native sao cho hợp lý và tiết kiệm. Còn khi bạn dùng Free Traffic, bạn nên biết dùng công cụ để nghiên cứu từ khóa trên thị trường. Từ đó phát triển nội dung chuẩn SEO và Content để chạy quảng cáo. Các khóa học hiện nay trên thị trường có rất nhiều để cho bạn lựa chọn theo học.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất đó là khi lựa chọn phương án CPO là nguồn gốc những sản phẩm này có rõ ràng và chất lương của chúng có được đảm bảo hay không. Đây cũng là tiêu chuẩn phong được các đối tác lựa chọn khi ký kết hợp tác đầu tư với các đơn vị CPO.
Publisher khi tham gia tiếp thị liên kết với chiến dịch CPO cũng lo lắng thị trường có khả năng không bền vững mà có tính chất “ăn xổi”
Lý do trước hết phải kể đến vì sản phẩm được quá nhiều publisher quảng cáo qua Google hay Facebook Ads với tần số cao. Việc này làm nguy cơ khiến thị trường rơi vào trạng thái bão hòa và làm cho các sản phẩm CPO không thể kéo dài.
Giả pháp dành cho trường hợp này đó là bạn luôn quan sát thị trường và đa dạng hóa nguồn CPO để không bị lệ thuộc.
Iphone CPO là một thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của Apple lần 2 đối với những mấy có vấn đề trong quá trình xuất xưởng, CPO trong Iphone CPO được viết tắt của cụm từ: Certified Pre- Owned
CPO – Giám đốc sản phẩm đôi khi được gọi là trưởng bộ phận sản phẩm, là một vị trí điều hành của mình công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động khác nhau liên quan đến sản phẩm. Họ tập trung vào việc đưa chiến lược sản phẩm phù hợp với chiến lược kinh doanh và triển khai chiến lược đó trong toàn bộ tổ chức.
CPO sẽ thường được thấy trong các công ty công nghệ hoặc các công ty chủ yếu sử dụng công nghệ hiện để phục vụ khác hàng, có thể kể đến như ngân hàng và báo chí.
Đọc thêm:
Tìm hiểu về thói quen mua hàng của khách hàng
Dịch vụ xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ở Hà Nội