Nội Dung Chính
Một sản phẩm cũ và không chịu cải tiến sẽ đi vào lối mòn, từ đó thuật ngữ Creative ra đời. Vậy làm sao để đổi mới hay là thay thế.
1, Creative là gì?
Creative là thuật ngữ chỉ việc tạo ra những cái mới hoàn toàn hay thay đổi những thứ cũ theo một cách thức mới (nhằm tạo ra những sản phẩm mới) .
Sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh thuật ngữ creative khi bạn tìm hiểu chúng thật sự có nghĩa là gì, tuy nhiên nhìn chung chúng ta có thể hiểu rằng đây là khái niệm sử dụng để mô tả việc tìm tòi, khám phá ra một phương pháp hay sáng tạo ra một cái mới.
Hay việc đó bạn cũng thực hiện như công việc cũ nhưng không theo lối mòn cũ mà sử dụng các phương thức và tư duy mới sẽ đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
Hay creative cũng có thể được hiểu là đem lại sự mới mẻ và nhiều lợi ích tốt hơn cho con người như tiền bạc, sức lực hay thời gian, . ..
Bạn thử nghĩ xem tuy cũng với một công việc ấy, nếu thực hiện theo cách cũ sẽ tốn cả ngày trời nhưng khi biết tư duy và phát triển các phương thức làm creative có thể ngắn thời gian hoàn thành xuống còn nửa ngày mà chất lượng không hề giảm sút nhiều thậm chí là còn được nâng cao hơn thì quá tốt phải không nào?
Creative (Creativity) trong tiếng Việt có nghĩa là Sáng tạo.
2, Creative Thinking là gì?
Creative Thinking là việc mà não của con người phải luôn hoạt động, tư duy và các giác quan thật nhanh nhạy mới có thể nhận ra được điểm tốt hoặc không hiệu quả trong một vấn đề hay công việc nào đó.
Từ đó đúc kết, đánh giá và tìm ra phương thức xử lý những vấn đề trên cho hiệu quả nhất để mọi thứ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Để có một tư duy tốt trước tiên chúng ta cần rèn luyện những kỹ năng mềm của cuộc sống như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nhìn nhận các vấn đề xã hội. .. Sau mỗi quá trình như vậy thì não bộ sẽ có sự thích ứng với công việc và cuộc sống tốt hơn, năng lực tư duy cũng nhờ thế mà có cơ hội phát triển.
3, Quy trình 5 bước làm Creative để khám phá ý tưởng mới.
Tất cả bạn có thể làm creative để sáng tạo ra các ý tưởng mới nhằm đóng góp nhiều hơn cho hiệu quả của công việc, dưới đây là những điều bạn cần làm.
Bắt đầu từ việc thu thập thông tin và học tập kiến thức.
Nhiều người cho rằng năng lực Creative là thiên bẩm của từng người, ý kiến này cũng có phần đúng tuy nhiên không phải chính xác tuyệt đối. Trong cuộc sống, quả là có nhiều thiên tài bẩm sinh họ đã có khả năng tư duy và sáng tạo hơn người.
Nhưng bạn nên biết rằng cho dù là thế nào đi chăng nữa thì tất cả đều cần phải qua sự học hỏi và rèn luyện thì mới có thể phát huy hết được sự sáng tạo.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể cố gắng học tập và rèn luyện để có thể sở hữu sự sáng tạo cho riêng mình theo một góc độ hay khía cạnh nào đấy.
Không cần phải sáng tạo ra nhiều điều to lớn, đó chỉ đơn thuần là khi bạn sáng tạo những điều mới mẻ, có ích cho chính bản thân, cho cộng đồng để giúp cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Làm Creative là thay đổi những điều cũ kỹ đó dưới góc nhìn mới.
Khi việc sáng tạo ra nhiều điều mới là việc vô cùng khó, tuy nhiên bạn có thể học hỏi và rèn luyện tư duy sáng tạo qua việc làm mới các ý tưởng cũ theo hướng hiệu quả hơn.
Sau nhiều công việc khi bạn đã cạn ý tưởng thì đừng ngại ngần ngừng lại công việc hiện tại để thử nghiệm trong một lĩnh vực mới.
Sau một khoảng thời gian khi đã làm quen với công việc mới dần bạn sẽ tìm thấy được ở bản thân nguồn cảm hứng sáng tạo riêng và khác biệt.
Thả lỏng đồng nghĩa với việc tạo ra năng lực cho bản thân.
Sáng tạo khi bị bó buộc bởi các giới hạn và những áp lực sẽ không thể phát triển một cách hiệu quả.
Đừng cố gắng tạo áp lực cho bản thân, những lúc mệt mỏi hãy thả lỏng bản thân để làm một điều gì đó mới mẻ như nhâm nhi ly cà phê buổi sớm, thưởng thức bộ phim bạn thích hay đến với các địa điểm yên tĩnh mà bạn yêu thích, lúc đó đầu óc thoải mái và sẽ loé sáng nhiều ý tưởng thú vị.
Để ý tưởng tự nhiên tìm đến bạn.
Nghe có vẻ hơi buồn cười và khó tin nhưng điều này rất thực. Không ai trong chúng ta cũng đã bao giờ nghe qua và cảm thấy thích thú với sự ra đời của định luật vĩ đại “Luật hấp dẫn của Newton” được khám phá trong khoảnh khắc hết sức tình cờ khi quả táo rơi trúng đầu.
Với sự việc tình cờ ấy bằng bộ óc siêu việt của newton ông đã suy nghĩ, tìm tòi và cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn. Một ví dụ điển hình cho việc hãy để ý tưởng (Big Idea) tự tìm đến.
Phát triển năng lực Creative từ các ý kiến phản hồi.
Phát triển tư duy sáng tạo thông qua các ý kiến phản biện là một phương thức hiệu quả hiện nay.
Điều này cũng được ứng dụng trong ngành Du lịch – Khách sạn, Marketing và thậm chí là nghiên cứu thị trường. Có thể bạn nghĩ sản phẩm, điều mình nghĩ ra đã là hoàn hảo rồi tuy nhiên với rất nhiều người, khách hàng họ vẫn cảm nhận được sự khiếm khuyết.
Họ đưa ra nhiều ý kiến góp ý, khen ngợi nhưng cũng có thể là chê bai, tuy nhiên dù là ai đi chăng nữa bạn nên luôn học hỏi để phát huy những điểm mạnh, những điểm được mọi người yêu thích và tìm cách cải thiện các nhược điểm thông qua lời nhận xét nhằm đem tới cho mọi người những trải nghiệm tốt nhất.
Xem thêm:
Chiến lược marketing adidas thương hiệu 75 năm
Dịch vụ thiết kế Website chuẩn SEO tại các tỉnh/TP miền Bắc
4, Các phương pháp chính để rèn luyện năng lực Creative là gì?
Bắt tay vào hành động.
Không chỉ riêng Creative Thinking hay tư duy sáng tạo mà hầu hết bất cứ kỹ năng nào cũng cần có những phương pháp rèn luyện hữu hiệu và đơn giản nhất đó là bắt tay vào hành động.
Nếu bạn cứ suy nghĩ và giữ nó trong đầu thì những ý tưởng sáng tạo sẽ bị thui chột, bạn quay cuồng với vòng xoay thời gian dẫn đến chúng sẽ ngủ quên vĩnh viễn.
Khi có một ý tưởng mới mà bạn thấy khả thi và có thể thực hiện được loé lên thì đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào việc tìm cách triển khai ý tưởng ấy ngay.
Việc thực hiện hành động ngay lúc đó sẽ khích lệ, giảm bớt sự lo lắng khi bạn suy nghĩ quá lâu và giúp mỗi người có nhiều cơ hội được trải nghiệm, hành động hơn nữa.
Cân bằng giữa thực tiễn và lý tưởng.
Nên hiểu rằng cho dù sáng tạo là điều tốt, là việc mang tới cho bạn sự thích thú và cảm giác mới mẻ tuy nhiên không có nghĩa là chúng có thể quá xa vời hay phi lý.
Đừng vì sự sợ hãi hoặc vì mong muốn làm nhiều điều khác với mọi người mà lại nghĩ tới các ý tưởng phi hiện thực.
Nhưng cũng đừng vì nỗi sợ hãi đó làm bạn bỏ lỡ những ý tưởng sáng tạo, độc đáo do bạn suy nghĩ ra. Nói chung bản thân bạn sẽ là người quyết định, hãy đưa ra sự lựa chọn đúng đắn dựa theo môi trường, hoàn cảnh và tất cả các điều kiện mà bản thân đang có.
Trở nên vui vẻ và thoải mái.
Hãy trở nên lạc quan và vui vẻ hơn để nhiều ý tưởng có thể bừng sáng, bạn sẽ dễ tìm ra các ý tưởng hay hơn khi tâm trạng tốt.
Khi tâm trạng bạn tốt, cơ thể vui vẻ và thoải mái khiến não bộ ở trạng thái hưng phấn thì chúng sẽ dễ học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới. Bên cạnh đó, quá trình xử lí thông tin trong não bộ diễn ra cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đừng suy nghĩ quá nhiều trước mỗi hành động.
Bạn nên nhớ rằng mọi thành công lớn đều gặp phải những trở ngại nhất định và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức thì mới có thể đạt được.
Khi gặp những vấn đề khó giải quyết, những điều bạn cảm thấy bế tắc thì đừng nản chí, đừng quá bi quan bởi nó sẽ không tốt cho việc phát triển Creative Thinking.
Thay vào đó hãy luôn tỉnh táo để xem xét một cách sâu sắc vấn đề và tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất.
Phá bỏ những nguyên tắc và giới hạn.
Những nguyên tắc cứng nhắc và những giới hạn mà chính chúng ta dựng nên như một hàng rào gai vững chắc ngăn cản sự phát triển của tư duy sáng tạo.
Hãy cởi bỏ lớp vỏ bọc an toàn đó để thoả sức vẫy vùng và thực hiện các ý tưởng sáng tạo của bản thân. Sẵn sàng bỏ hết mọi nguyên tắc để làm những điều mới mẻ và phá bỏ các giới hạn của bản thân, lúc đó tư duy sáng tạo của bạn cũng sẽ trở nên tốt hơn nữa.
Dám làm và không sợ.
Để có thể làm những điều mình muốn trước tiên bạn phải tin tưởng ở bản thân mình trước và chắc chắn rằng ý tưởng của mình là có thể thực hiện được lúc ấy bạn mới có thế dành trọn tâm sức, dấn thân vào điều gì.
Đừng vì sợ mà không dám bắt tay thực hiện, đừng quan tâm quá nhiều đến những dèm pha của người đời, lắng nghe lời góp ý chân thành rồi hãy bước đi về phía trước.
Khi trên con đường thực hiện ý tưởng mới sẽ gặp không ít trở ngại thậm chí là thất bại. Mỗi khi như thế hãy nghĩ về nhà bác học vĩ đại Thomas Edison đã phát minh ra những bóng đèn đầu tiên bất chấp sự thất bại của hàng nghìn thí nghiệm khác nhau.
Hãy coi mỗi thất bại là cơ hội để rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân và hướng đến các mục đích, thành công mà mình đề ra.
5, Những câu hỏi hay gặp với thuật ngữ Creative (FAQs) .
- Creative là gì trong Tâm lý học?
Theo quan niệm của Triết học, Creative hay sáng tạo là sự bộc lộ bản thân, nó là một phần hình thành nên con người. Sáng tạo là sự kết hợp cả về tự nhiên và xã hội, hành vi và tính cách, nó là một quy trình giải quyết một vấn đề nào đó để cho ra đời một sản phẩm hay ý tưởng mới.
- Creative Idea là gì?
Creative Idea là các ý tưởng, quan điểm, khái niệm (concept) hoặc đề xuất mới có tính chất đột phá, tức chưa bao giờ tồn tại trước đó.
Các Creative Idea có được là nhờ sự rèn luyện và không ngừng “tự vấn” chính bản thân, nhiều người có Creative Idea luôn tìm cách suy nghĩ theo hướng thoát ra ngoài khỏi khuôn khổ cũ (out of box) .
Kết luận.
Trong bối cảnh khi mà mọi thứ đang chuyển biến nhanh, khi mà nhiều tư duy kiểu cũ đã không còn thích hợp với điều kiện mới thì làm Creative hay đổi mới được coi là chìa khoá quan trọng, là những việc thương hiệu phải làm để tạo khả năng cạnh tranh và phát triển.
Bằng cách hiểu bản chất của creative là gì cũng như những bước để rèn luyện Creative Thinking giúp bạn có nhiều cách mới nhằm tạo ưu thế cạnh tranh của mình.