Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc chinh phục những HR khó tính nhất

0
184
kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc cho người mới

Nội Dung Chính

Bạn có biết rằng nhà tuyển dụng thường dành bao lâu để đọc hồ sơ của ứng viên? Thông thường, nhà tuyển dụng đọc một hồ sơ trong khoảng 2 phút, và mất chỉ 15 đến 20 giây để đánh giá sơ bộ về hồ sơ này. Vì vậy, bạn cần tạo ấn tượng ngay từ những giây đầu tiên. Beeseo xin chia sẻ những kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc dưới đây để mang đến cho bạn cơ hội có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Tại sao cần lưu ý khi làm hồ sơ xin việc ?

Bạn cần đặt biệt quan tâm tới hồ sơ xin việc vì nó giúp bạn tạo ấn tượng tốt đầu tiên với nhà tuyển dụng. Một hồ sơ chuyên nghiệp, đầy đủ và hấp dẫn sẽ phản ánh năng lực, kỹ năng và sự phù hợp của bạn với vị trí công việc. Bằng cách tạo sự phù hợp và điều chỉnh hồ sơ cho từng công việc cụ thể, bạn có thể gây ấn tượng chuyên nghiệp và tăng cơ hội được mời phỏng vấn. Việc chú trọng đến định dạng, ngôn ngữ và hình thức của hồ sơ sẽ giúp bạn gửi đến nhà tuyển dụng thông điệp rằng bạn là người đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

Làm hồ sơ xin việc sao cho chuyên nghiệp
Bạn có thể tìm thấy những mẫu hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và đẹp mắt trên Canva

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng hồ sơ xin việc của bạn thể hiện một bức tranh tổng quan về năng lực và tiềm năng của bạn, từ mô tả mục tiêu nghề nghiệp đến kinh nghiệm làm việc, thành tích học tập, kỹ năng và các thông tin quan trọng khác.

Những giấy tờ cần có khi làm hồ sơ xin việc 

Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc cho sinh viên
Tài liệu ứng tuyển là thủ tục cần thiết phải có khi nộp đơn xin việc để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên

Tài liệu ứng tuyển là thủ tục cần thiết phải có khi nộp đơn xin việc để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên. Từ đó sẽ giúp cho việc sàng lọc và chọn lựa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vậy tài liệu ứng tuyển bao gồm những giấy tờ gì? Mặc dù hiện nay có nhiều hình thức nộp tài liệu ứng tuyển khác nhau, tuy nhiên bộ tài liệu chuẩn sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Bản tiểu sử cá nhân có xác nhận từ địa phương
  • Đơn xin việc
  • Sơ yếu lý lịch xin việc
  • Hộ chiếu, giấy sinh, Căn cước công dân bản sao được công chứng
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 6 tháng)
  • Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có
  • Hình ảnh chân dung (kích thước 3×4 hoặc 4×6)

Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc với 5 bước đơn giản 

Bạn có hiểu nhà tuyển dụng thường dành bao lâu để đọc hồ sơ của ứng viên? Thông thường, nhà tuyển dụng đọc một hồ sơ trong khoảng 2 phút, và mất chỉ 15 đến 20 giây để đánh giá sơ bộ về hồ sơ này. Do đó, bạn cần tạo ấn tượng ngay từ những giây đầu tiên. 5 bước đơn giản sau đây sẽ mang đến cho bạn cơ hội có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Bước 1: Mô tả mục tiêu nghề nghiệp

Lỗi lớn nhất của người tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, là không xác định được hướng đi cho mình. Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc ở đây chính là bạn cần xác định rõ bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực nào. Nếu bạn có nhiều mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, bạn nên chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ. Tốt nhất, bạn nên chọn tối đa 3 ngành nghề mình quan tâm nhất để chuẩn bị hồ sơ phù hợp.

Bước 2: Trình bày kinh nghiệm làm việc

Bạn cần trình bày những kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc nhất của mình trong nửa trang đầu hồ sơ để thu hút nhà tuyển dụng. Các ứng viên được mời phỏng vấn thường là những người biết cách mô tả một cách hấp dẫn và súc tích kinh nghiệm làm việc của mình, đặc biệt là những kinh nghiệm gần đây nhất. Bạn hãy nhớ, viết hồ sơ xin việc giống như viết nội dung quảng cáo, nội dung càng hấp dẫn và súc tích thì càng thu hút nhiều người đọc.

Một kinh nghiệm khi làm hồ sơ xin việc đó chính là bạn không nên nói nhiều về bản thân, mà cần tập trung mô tả các công việc đã làm và đã thành công như thế nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên lý tưởng nhất và bạn có thể đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công ty.

Bước 3: Nêu bật thành tích học tập

Bạn nắm trong tay bằng Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, khóa học về Nghệ Thuật Diễn Thuyết trước công chúng, khóa Kỹ năng Thuyết trình…? Bạn không cần chờ đợi, hãy thể hiện ngay những thông tin quý giá này trong hồ sơ của bạn để nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác.

Các sinh viên mới tốt nghiệp nên trình bày thông tin chi tiết về quá trình thực tập, các khóa học bổ sung. Tuy nhiên, những ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nên chọn lọc những bằng cấp quan trọng nhất để trình bày trong hồ sơ.

Bước 4: Làm nổi bật kỹ năng 

Một số chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc của họ là bạn cần nêu được những kỹ năng xuất sắc nhất của bạn và những kỹ năng này cần liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Nếu không đủ những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn không nên đề cập những hạn chế đó mà chỉ nên tập trung thể hiện thế mạnh của mình.

Bước 5: Duyệt lại hồ sơ

Hồ sơ của bạn không chỉ cần đầy đủ thông tin mà còn cần có hình thức hấp dẫn. Hãy trình bày hồ sơ một cách cân đối, rõ ràng và các thông tin phải thống nhất suốt hồ sơ. Bạn nên in đậm tiêu đề của mỗi phần để dễ đọc.

Những lời khuyên hữu ích khi làm hồ sơ xin việc cho người đã có kinh nghiệm

Phần đầu tiên nên tóm tắt chuyên ngành của bạn. Nếu bạn là một ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm thì bạn có thể thêm một bản tóm tắt chuyên ngành ở phần đầu. Đây sẽ là một cách nhanh chóng để truyền đạt về những năng lực cốt lõi

Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc cho người đã có thâm niên trong nghề
Nên thêm một bản tóm tắt ở đầu để thể hiện rõ năng lực cốt lõi

Liệt kê công việc gần đây một cách đầy đủ nhất. Kinh nghiệm chuyên ngành nên chiếm phần lớn trong mỗi bản sơ yếu lý lịch và các chi tiết từ vị trí gần đây nhất (hoặc hiện tại) của bạn nên chiếm khoảng 75% phần này. Ngoài ra, trong CV không cần phải bao gồm công việc đầu tiên của bạn.

Kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đặt trình độ học vấn của bạn lên đầu tiên. Hồ sơ cá nhân của sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc người mới nhập cảnh vào thị trường lao động phải bắt đầu với trường cao đẳng hoặc đại học mà họ đã theo học, bằng cấp đạt được, điểm trung bình và bất kỳ danh hiệu học tập nào.

Đưa ra thông tin về thời gian thực tập của bạn một cách gọn gàng. Thật ra mà nói: Bạn là một sinh viên thực tập và dĩ nhiên bạn sẽ không có nhiều trách nhiệm liên quan đến công việc như người có nhiều năm kinh nghiệm. Tập trung vào tất cả những việc nhỏ mà bạn đã làm chỉ khiến người quản lý tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang phóng đại hoặc không trung thực. Tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm quan trọng và liên quan đến ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển.

Kể một câu chuyện trong CV thông qua hoạt động ngoại khóa. Hãy suy nghĩ về những hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia. Đó có thể là một thành tựu lớn như trở thành chủ tịch một câu lạc bộ hoặc một thành tựu nhỏ như công việc tình nguyện vào cuối tuần – miễn là nó đủ thú vị để kể một câu chuyện về sở thích, thành tựu và cá nhân của bạn.

Kết luận

Chúng tôi mong rằng những kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc trên đây sẽ là chìa khóa để chinh phục những nhà quản lý nhân sự khó tính nhất. Việc tìm hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản, như tạo tóm tắt chuyên môn súc tích, nêu bật kỹ năng và thành tựu, và lựa chọn những thông tin phù hợp sẽ giúp ứng viên tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Đồng thời, việc chuẩn bị kỹ càng với các giấy tờ và thông tin cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng.

Những từ khóa liên quan: mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty, làm hồ sơ xin việc ở đâu, cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lí lịch

Rate this post

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here