Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa dựa vào phân loại từ khóa – Bí quyết rank top keywords

0
5129
hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Cách nghiên cứu từ khóa chi tiết, dễ thực hành

Nội Dung Chính


Hướng Dẫn Nghiên Cứu Từ Khóa


Hẳn nhiên tất cả những người dù biết ít nhiều về Seo đều phải thừa nhận rằng:

Content là King trong mọi tiêu chí để google đánh giá thứ hạng của bạn. Tuy nhiên, việc tạo dựng content chất lượng, giữ chân được người đọc là điều cực kỳ khó khăn…

Dù cho bạn đã từng đọc hàng trăm, hàng nghìn bài blog chia sẻ về các tuyệt chiêu viết content viral thì công việc này vẫn chiếm của bạn hàng giờ liền “căng não” mà chưa chắc đã hiệu quả

Để giải quyết một vấn đề, điều chúng ta phải làm là tìm ra lý do của vấn đề đó.

Vậy tại sao bạn dành ra hàng giờ viêt content mà vẫn không hiệu quả, không thu hút được người đọc?

Lý do chính là bạn đã bỏ qua một bước hết sức đơn giản mà cũng rất nhiều seoer, blogger thường bỏ qua. Ngay cả với tôi, thời gian đầu làm việc tại Beeseo cũng luôn bị các đồng nghiệp và sếp nhắc nhở. Đó chính là:

Nghiên Cứu Từ Khóa

Nếu bỏ qua hoặc không thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ không thể biết được những người khách hàng tiềm năng ngoài kia của bạn, đang mong muốn điều gì, đang tìm kiếm điều gì?

Và kể cả khi có thể đoán biết được Search Intent của khách hàng rồi, việc không nghiên cứu từ khóa cũng sẽ dần tới việc bạn khó lòng tiếp cận được với họ một cách chính xác nhất.

Trong bài viết này, Beeseo sẽ hướng dẫn nghiên cứu từ khóa dựa vào cách phân loại từ khóa. Nghe có vẻ “mông lung như một trò đùa” phải không?

Cứ yên tâm vì đây sẽ là bài hướng dẫn nghiên cứu keywords chi tiết nhất mà bạn từng đọc đó…

Có một bí quyết research keywords mà tôi sẽ mách nhỏ bạn, cách mà đội ngũ của Beeseo vẫn làm đó là:

Trước khi research keywords, hãy lựa chọn topic trước.

Đây chính là cách giúp bạn tránh viết trùng lặp nội dung sau này. Tôi sẽ nói thêm về công đoạn này ở phần Kết luận của bài viết hoặc sẽ dành thời gian viết một bài chi tiết hơn.

Còn trong bài viết này, tôi muốn tập trung hướng dẫn nghiên cứu từ khóa một cách chi tiết và cụ thể nhất.


Phân Biệt Các Loại Từ Khóa Dựa Trên Mục Đích Tìm Kiếm Của Người Dùng


Trước tiên, bạn cần hiểu Mục đích tìm kiếm (Search Intent) là gì?

Đơn giản thôi!!! Mục đích tìm kiếm (Search Intent) chính là lý do vì sao người dùng sử dụng từ khóa để tìm kiếm trên Google. hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Có 4 loại mục đích tìm kiếm, bao gồm:

1. Từ khóa thông tin (informational intent):

Tìm kiếm thông tin về lĩnh vực, chủ đề cụ thể thường có dạng có chứa từ khóa “là gì”, “làm sao”, “tại sao”, … các từ khóa “how to”.

Mục đích của người tìm kiếm từ khoá thông tin là để hỗ trợ thêm cho những điều họ đã mua, đã quyết định và họ mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ

hoặc họ đang có nhu cầu mua hàng, muốn tìm hiểu thêm thông tin trước khi quyết định…

Trường hợp thứ 2 là phổ biến hơn, bởi vậy đây chính là loại từ khóa quan trọng để tiếp cận với khách hàng.hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Bởi hành vi của khách hàng là thích “tự mua” hơn là “bị mua”. Việc cung cấp content đủ tốt và thỏa mãn được khách hàng, để họ cảm thấy thông tin hoàn toàn khách quan và quyết định mua hàng là vấn đề đặt ra với bạn.

Ví dụ: “hướng dẫn/cách/công thức/tips SEO on page”

Hầu hết các tìm kiếm trên Internet đều xuất phát từ loại Search Intent này.

2. Từ khóa điều hướng (navigation intent):

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Loại mục đích tìm kiếm thứ 2 chính là dạng điều hướng.

Những người dùng search các từ khóa như “Google Analytics”, “Screaming Frog”, … sẽ có mong muốn truy cập một trang web cụ thể hơn là tìm hiểu về phương pháp/hướng dẫn sử dụng.

Việc website bạn có thứ hạng cao đối với các từ khóa có mục đích điều hướng này chỉ mang lại lợi ích về mặt traffic chỉ khi nào website bạn chính xác là site mà người dùng đang cần.

Ví dụ: Nếu bạn có bài viết “Hướng dẫn sử dụng Google Analytics” được xếp hạng cao đối với từ khóa “Google Analytics” thì khả năng rất cao là bạn chẳng thu được traffic nào đâu.

Vì người dùng thực sự chỉ muốn chọn https://analytics.google.com/ và truy cập vào công cụ này thôi.

Từ khóa điều hướng còn có thể được gọi là từ khóa thương hiệu (Band Name Keyword)

Đây chính là những từ khoá về tên thương hiệu, tên website/blog, tên miền… Người dùng tìm kiếm từ khoá này bởi vì họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và họ muốn tìm để vào website/blog của thương hiệu đó.

Ví dụ: những từ khoá như Thegoididong, Dienmayxanh, VnExpress hay Ngocdenroi… chính là từ khoá thương hiệu.

3. Từ khóa mua hàng (Transactional intent):

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Loại từ khoá này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích chuyển đổi thành doanh thu, tạo ra giao dịch, chuyển đổi.

Khi người dùng tìm kiếm loại từ khoá này thường họ đã tìm hiểu đủ thông tin và họ đang có ý định để mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Buyer keyword thường chứa những từ như “mua” “download” “đăng ký”…

Một số ví dụ về từ khoá buyer keyword đó là “mua iphone 7 plus red” download ebook tiếp thị liên kết” “khoá học tiếng anh online cơ bản”…

4. So sánh/ Điều tra thương mại (Commercial Investigation):

Một số người dùng có ý định mua hàng trong tương lai gần thường sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm để thực hiện việc nghiên cứu, so sánh hoặc review về sản phẩm giữa các thương hiệu

Ví dụ: “dịch vụ SEO ở đâu tốt?” hoặc “Dịch vụ SEO tốt nhất TP. HCM”

Những người dùng này cũng có ý định mua hàng nhưng bạn sẽ cần thêm một chút thời gian để thuyết phục họ: tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn thị trường.hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Đây có thể được xem là loại từ khóa kết hợp của từ khóa thông tin và từ khóa mua hàng.

Và loại hình tìm kiếm này thường được sử dụng với mục đích điều tra thương mại.

Nhìn chung, từ ngữ mà người dùng sử dụng trong việc tìm kiếm sẽ cho bạn biết về mục đích tìm kiếm của họ.

Nếu người dùng các từ như “mua”, “giao dịch”, “giảm giá” thì chắc chắn họ sẽ mua thứ gì đó.

Bên cạnh đó, khi họ tìm kiếm các sản phẩm cụ thể, thì nhiều khả năng họ cũng có cùng ý định mua nó như nhóm ở trên.

Tóm lại, việc phân loại từ khóa theo mục đích tìm kiếm và hiểu về mục đích tìm kiếm của người dùng đảm bảo website bạn cung cấp thông tin hữu ích, đúng với mong muốn của họ.

Nếu người dùng tìm kiếm thông tin, dù cho website bạn có đứng top về từ khóa đó nhưng lại hiển thị một trang sản phẩm thì bạn khiến cho tỉ lệ thoát của website tăng lên cao thôi.

Và ngược lại, nếu mọi người mong muốn mua sản phẩm, đừng dại dột tối ưu rank top một bài viết dài. Hãy đưa họ đến trang danh mục/sản phẩm của bạn.


PHÂN BIỆT CÁC KIỂU TỪ KHOÁ


Hiện nay có 2 kiểu từ khoá đó là:

1. Từ khoá ngắn (Fat Head): Đây là những từ khoá được tìm kiếm nhiều, độ cạnh tranh rất cao, rất khó để SEO

Ví dụ về từ khoá ngắn: Ipone 7 plus; Giày nam; dịch vụ SEO;…

2. Từ khoá dài (Long Tail): Đây là những từ khoá thường nhiều hơn 3 từ, có độ cạnh tranh thấp, dễ SEO trong thời gian ngắn.

Ví dụ về từ khoá dài: Iphone 7 plus màu hồng; Giày nam biti’s hunter màu xanh; dịch vụ seo website giá rẻ…

Bây giờ có một câu hỏi: Với hai kiểu từ khoá này, bạn sẽ chọn SEO từ khoá nào?

Chắc chắn sẽ không có câu trả lời chính xác phải không nào. SEO kiểu từ khoá nào còn phụ thuộc vào mục đích làm SEO của bạn.

Sau thời gian dài chạy dự án Seo cho khách hàng, Beeseo khuyên bạn muốn xếp hạng một bài viết cụ thể và mong muốn nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao thì bạn nên tập trung cho từ khoá thương mại theo kiểu Long tail.

Còn nếu bạn là doanh nghiệp quy mô, có chiến lược lâu dài và muốn xếp hạng website của mình cho từ khoá chính thì cần tập trung vào loại từ khoá thương hiệu hoặc thông tin theo kiểu Fat head 

Trước khi đi vào từng bước nghiên cứu từ khoá, hãy dành 1 phút để xem qua hai biểu đồ dưới đây.

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Trên đây là một biểu đồ thống kê từ Moz.com (một website về SEO hàng đầu thế giới), họ đã chỉ ra rằng những từ khoá dài (Long Tail) luôn có lượng tìm kiếm cao hơn và sẽ giúp gia tăng lưu lượng trung cập gấp nhiều lần so với các từ khoá ngắn.

Tiếp theo nhé…

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Biểu đồ trên cho thấy từ Long Tail Keyword thường nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn các từ khoá ngắn.

Điều này cũng rất dễ hiểu nếu bạn thử đặt mình vào trị trí của người tìm kiếm sẽ thấy, giả sử bạn đang muốn mua một đôi giày Nike thì bạn sẽ tìm từ khoá là “Mua giày nike chính hãng nam màu đỏ ở đâu” chứ ít khi bạn tìm từ khoá “giày Nike” hoặc “”giày Nike nam” hay “giày Nike nam chính hãng” phải không?

Ok, vậy là bạn đã biết được về 4 loại từ khoá, bạn cũng đã biết trong trường hợp nào thì nên tối ưu SEO cho từ khoá ngắn hay từ khoá dài rồi đó.

Giờ Beeseo sẽ hướng dẫn nghiên cứu từ khóa


Hướng Dẫn Nghiên Cứu Từ Khóa Dựa Vào Phân Loại Từ Khóa


BƯỚC 1: NGHIÊN CỨU TỪ KHOÁ CHÍNH (SEED KEYWORD)

Bây giờ chúng ta hãy đi vào một ví dụ cụ thể để cùng nhau nghiên cứu (hay còn gọi là tìm ra một từ khoá tốt nhất) để tối ưu nó nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:

  • Xếp hạng cao cho bài viết trên kết quả tìm kiếm
  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột, tăng traffic
  • Cuối cùng và hơn hết là mang về một tỷ lệ chuyển đổi cao

Để làm được 3 điều này chắc chắn chúng ta cần tìm ra một từ khoá đuôi dài (Long Tail Keyword) và sau đó tối ưu chính từ khoá đó trong bài viết.

Ok, Beeseo sẽ cùng với bạn đi qua một ví dụ như sau, giả sử bạn đang muốn viết một bài về dịch vụ du lịch homestay.

Vậy có phải từ khoá cần SEO cho bài viết này chính là “du lịch homestay”?

Chúng ta xem có phải không nhé?

Công cụ mà chúng ta sử dụng sẽ là Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá. Để sử dụng công cụ này bạn cần có một tài khoản quảng cáo Google Adword thì mới có thể sử dụng được.

Có nhiều blog hướng dẫn nghiên cứu từ khóa bằng công cụ KWfinder miễn phí cho 1 lượng từ khóa cần nghiên cứu nhất định trong ngày. Tuy nhiên, Beeseo nhận thấy kết quả mà công cụ này và Google Keyword Planner đưa ra là khác nhau.

Vậy để chính xác nhận chúng ta nên sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa. Vì đây chính là công cụ của Google, tất nhiên những dữ liệu nó đưa ra hoàn toàn được lấy từ Google.

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Từ khóa ” du lịch homestay ” chỉ có lượt tìm kiếm thấp

Trong vài giây chúng ta có ngay được kết quả khá bất ngờ. Từ khoá “du lịch homestay” mà chúng ta đang định SEO lại không nhận được lượng tìm kiếm cao (chỉ 260 lần/tháng)

Ngược lại những từ khoá mà người dùng quan tâm và tìm kiếm nhiều đó là

  • Homestay Sapa (5.400 lần)
  • Homestay Đà Lạt (33.100 lần)
  • Homestay Đà Nẵng (6.600 lần)
  • ….

Ở ngay ví dụ này chúng ta đã thấy đôi khi những điều bản thân mình nghĩ chưa chắc đã phản ánh đúng nhu cầu và mối quan tâm của người dùng.

Đây chính là tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá, thật ra nó là bước để bạn biết chính xác “ý định của người dùng là gì khi họ lên Google tìm kiếm thông tin” .

Ở ví dụ này, điều họ quan tâm hơn cả là dịch vụ homestay tại đà lạt

Do đó từ khoá “homestay đà lạt” mới là từ khoá bạn cần SEO!

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Tiếp theo hãy search từ khoá “Homestay Đà Lạt” và nhìn vào biểu đồ thống kê, chúng ta cũng thấy được rằng xu hướng tìm tìm kiếm của từ khoá này rất đều và không có dấu hiệu giảm.

Rất tốt đây là cơ hội để tiếp cận khoảng 30.000 lượt truy cập/tháng, nếu bài viết của bạn được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm!

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH TỪ KHOÁ ĐUÔI DÀI (LONG TAIL KEYWORD)

Ở bước trên chúng ta đã tìm ra từ khoá chính (seed keyword), nhưng đó chưa phải là từ khoá dài (long tai keyword).

Bây giờ hãy sử dụng Google Search Box, gõ từ khoá chính vào nhé.

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Sử dụng Google Search Box để tìm từ khoá đuôi dài

Ngay tức khắc bạn sẽ thấy rất nhiều từ khoá đuôi dài được gợi ý, đây chính là những từ khoá mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm dịch vụ homestay tại Đà Lạt.

Họ muốn “giá rẻ” “đẹp” “gần chợ” “gần trung tâm”… rất thú vị phải không?

Nhưng chưa xong đâu, bây giờ hãy tiếp tục dùng công cụ Google Keyword Planner để khám phá nhiều từ khoá đuôi dài hơn nữa nhé!

Vẫn nhập từ khoá chính homestay đà lạt vào sau đó nhấn tìm kiếm.huong dan nghien cuu keywords

Đây sẽ là một danh sách từ khoá đuôi dài để bạn sử dụng trong bài viết hoặc để dành cho từng bài viết với chủ đề khác nhau đấy.

Tóm lại: Kết thúc bước này bạn đã khám phá ra được từ khoá chính: “homestay đà lạt” với lượng tìm kiếm lớn mỗi tháng.

Ngoài ra bạn cũng đã tìm được rất nhiều từ khoá dài liên quan đến từ khoá chính để tối ưu cho bài viết nhằm mục đích xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm, gia tăng tỷ lệ click và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao.


TỐI ƯU TỪ KHOÁ CHO BÀI BIẾT


BƯỚC 1. TỐI ƯU TIÊU ĐỀ BÀI VIẾT VỚI TỪ KHOÁ ĐUÔI DÀI

Trong kỹ thuật SEO-Onpage việc đưa từ khoá vào tiêu đề là một yếu tố bắt buộc.

Tuy nhiên, việc tối ưu từ khoá dài trong tiêu đề bài viết chính sẽ giúp bạn nhắm đến chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Tiêu đề bài viết cần là chính xác những gì khách hàng nhập vào Google Search Box để tìm kiếm câu các kết quả nhằm giải quyết các vấn đề của họ.

Thường người dùng không ý thức được điều đó, nhưng như một phản xạ tự nhiên họ rất hay tìm kiếm từ khoá đuôi dài.

… Do đó khi thực hiện việc tối ưu từ khóa dài vào tiêu đề, kết quả của bạn sẽ lập tức thu hút người dùng.

Đơn giản vậy thôi!

Thử đi qua chính ví dụ trên…

  • Từ khóa chính cần Seo: Homestay Đà Lạt
  • Từ khóa đuôi dài: Homestay Đà Lạt giá rẻ gần trung tâm

Một số tiêu đề mạnh có thể như sau:

  • Top 5 homestay Đà Lạt “siêu đẹp” giá rẻ ngay trung tâm
  • Top 5 homestay Đà Lạt giá rẻ gần trung tâm 2019
  • Danh sách 5 homestay Đà Lạt giá rẻ ngay trung tâm thành phố

Nhìn vào 3 tiêu đề trên, Beeseo thấy thích tiêu đề số 2 và 3. Nhưng làm sao để tối ưu cả hai tiêu đề này cho cùng 1 bài viết? Đọc tiếp nhé…

BƯỚC 2: VIẾT PHẦN GIỚI THIỆU

Phần giới thiệu hay còn gọi là đoạn mở đầu của bài viết là vô cùng quan trọng với cả Google và người dùng. Vì thế nếu bạn muốn “nhận ngay điểm cộng” thì nên dành 60% để viết đoạn giới thiệu thật tốt, mục tiêu là:

  • Hấp dẫn Google (bằng cách đưa từ khoá xuất hiện ở ngay đoạn đầu tiên)
  • Kích thích và nhắm đúng mối quan tâm của người đọc bằng cách nêu đúng ra vấn đề họ đang tìm kiếm. Giải pháp bạn đưa ra cho họ là gì?…

Ví dụ về đoạn giới thiệu có thể như sau:

” Bạn đam mê du lịch? Bạn yêu thích sự đơn giản? Bạn đang tìm kiếm những điểm homestay Đà Lạt cho chuyến đi sắp tới?

Trong bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách 5 homestay đà lạt giá rẻ ngay trung tâm thành phố. Chắc chắn những ngôi nhà với kiến trúc ngẫu hứng cực độc đáo và đẹp mắt mà giá chỉ từ 60k một người sẽ đốn gục bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nào chúng ta cùng chiêm ngưỡng và lướt qua những gợi ý hay ho dưới đây nhé! “

Đó là một đoạn giới thiệu ngắn gọn mà bạn có thể viết, bạn cũng thấy ngay trong đoạn này Beeseo đã đưa được một từ khoá chính và một từ khoá dài (2 đoạn bôi đen) vào một cách rất tự nhiên.

BƯỚC 3: TỐI ƯU CÁC THẺ HEADING VỚI NHÓM TỪ KHOÁ LIÊN QUAN.

Đây chính là bước bạn đưa các từ khoá liên quan vào thẻ H2 hoặc H3…

Để xác định từ khoá liên quan đơn giản chỉ cần gõ từ khoá chính vào ô tìm kiếm của Google, sau đó kéo xuống phần dưới cùng bạn sẽ thấy các từ khoá liên quan đến từ khoá chính.

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Từ khoá liên quan

Khéo léo đưa các từ khoá này vào thẻ H2 hoặc H3 sẽ là cách mà bạn tăng cường sự hiện diện của các từ khoá trong bài viết. Và tất nhiên điểm SEO của bạn sẽ rất cao.

BƯỚC 4: VIẾT TIÊU ĐỀ CHO NGƯỜI DÙNG VÀ THẺ H1 CHO GOOGLE

Như bạn đã biết thẻ H1 chính là tiêu đề của bài viết, đây là dòng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên nếu bạn dùng WordPress để viết bài và có cài đặt plugin Yoast SEO thì bạn hoàn toàn có thể viết một tiêu đề khác với thẻ H1.

Ok, trước tiên với tiêu về dành cho người dùng Beeseo sẽ sử dụng như hình dưới.

huong dan nghien cuu tu khoa

Tiêu đề này nhìn sẽ hấp dẫn hơn và gây kích thích người đọc hơn khi họ truy cập vào website/blog của bạn.

Tuy nhiên, Beeseo sẽ viết một tiêu đề khác dành cho Google bằng cách sử dụng plugin Yoast SEO

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

Đó chính là cách để tối ưu cả hai tiêu đề với từ khóa dài cho cùng 1 bài viết. Cách viết tiêu đề này chắc chắn cũng khiến cho cả Google và người dùng không thể cưỡng lại đâu.

Tóm lại: Để tạo ra một bài viết chuẩn SEO nhằm đặt nó lên trang đầu trong kết quả tìm kiếm của Google bạn cần thực hiện một số việc cơ bản.

Quan trong nhất là bạn cần biết cách nghiên cứu từ khóa từ đó xác định từ khoá chính của bài viết và tìm ra từ khoá đuôi dài để tối ưu nó trong tiêu bài viết, URL, nội dung và hình ảnh…


KẾT LUẬN


Như vậy trong bài viết này Beeseo đã hướng dẫn nghiên cứu từ khoá chi tiết và dễ thực hiện

Nghiên cứu từ khóa chính là điều cơ bản cũng như quan trọng nhất cách để bạn tạo ra một bài viết để nhận được ít nhất cả vài chục ngàn lần truy cập mỗi tháng từ tìm kiếm tự nhiên.

Công việc nghiên cứu và tối ưu tư khoá khi làm SEO cơ bản sẽ là:

  • Bạn xác định một chủ đề muốn Seo
  • Dùng một số công cụ để nghiên cứu xem chủ đề đó có nhận được nhiều lượt tìm kiếm từ người dùng hay không. Từ đó xác định từ khoá chính (seed keyword)
  • Xác định từ khoá đuôi dài
  • Dùng các kỹ thuật SEO-Onpage cơ bản để tối ưu bài viết nhằm đạt thứ hạng cao

Tuy nhiên hãy nhớ rằng để tạo ra lưu lượng truy cập cho bài viết không phải chỉ đơn giản là thực hiện các phương pháp nghiên cứu từ khoá và tối ưu nó.

Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật, điều quan trọng hơn đó là bạn cần tạo ra nội dung có giá trị với người dùng.

hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa một cách chi tiết và đơn giản nhất

Việc tối ưu content theo từ khóa cũng ngày càng giảm hiệu quả. Bởi vậy như đã nói ở phần đầu của bài Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa. Cách làm của Beeseo trong mỗi dự án Seo đó là:

  • Chọn lựa topic chủ đề
  • Nghiên cứu từ khóa, phân loại từ khóa làm 4 loại theo Search Intent (đã đề cập phía trên)
  • Làm content theo các topic chủ đề đã chọn dẫn dắt khách hàng vào một phễu từ khóa (gồm bộ 4 loại từ khóa theo Search Intent) nhằm chuyển hóa ra đơn hàng, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp khách hàng.

Chúc các bạn thành công !!!

5/5 - (1696 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here