Mô hình PENCILS trong marketing?

0
499

Nội Dung Chính

Mô hình PENCILS là tập hợp những công cụ để PR không thể thiếu trong doanh nghiệp. Những công cụ PR quan trọng đó là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về mô hình PENCILS

Mô hình PENCILS trong tiếng Anh gọi là: PENCILS model.

Lí thuyết về mô hình PENCILS được tác giả Philip Kotler đề cập đến trong tài liệu “Marketing insight from A to Z” vào năm 2003. Theo đó, PENCIL được hiểu là tập hợp các công cụ PR có thể kiểm soát được nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng thông qua quá trình truyền thông.

Các thành phần trong mô hình PENCILS được xác định bao gồm: Ấn phẩm nội bộ (Publications); Sự kiện (Events); Tin tức (News); Quan hệ cộng đồng (Community affairs); Công cụ nhận dạng (Identity tools); Vận động hành lang (Lobbying); Đầu tư xã hội (Social investments).

Public-relations
Mô hình PENCILS

Thành phần mô hình PENCILS

Publications: Các sản phẩm được phát hành như các tập san của công ty, báo chí, sách vở, tài liệu bổ ích cho khách hàng, báo cáo hàng năm …

Events: Tổ chức các sự kiện, các chương trình tài trợ hay các triển lãm để nói thêm về sản phẩm… đây là các sự kiện tự nguyện của doanh nghiệp.

News: Các thông tin tốt, có lợi cho công ty, cho nhân viên và các sản phẩm của công ty, các thông tin này được nhắc tới hàng ngày một cách tự nguyện trên các bản tin.

Community Affairs: Các hoạt động liên quan hệ cộng đồng cần một chính sách lâu dài, bền vững và chân thành, bao gồm các hoạt động online và offline.

Quan hệ cộng đồng tốt giúp cho việc nghiên cứu sản phẩm, thị trường cũng như việc giới thiệu, hậu mãi về sản phẩm tốt hơn, các đóng góp này có thể về thời gian hay tiền cho các nhu cầu cộng đồng.

Identity Tools: Các vật phẩm có liên quan tới công ty như business card, phong bì, văn phòng phẩm, danh thiếp, qui định về đồng phục… Các vật phẩm này giúp cho người có được nhận diện rõ nét về công ty bạn qua logo, màu sắc, hình ảnh quen thuộc.

Lobbying: Các chiến dịch vận động hành lang một cách bài bản, chuyên nghiệp và đúng luật, những nỗ lực này gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty.

Social Investment: Mục tiêu của các đầu tư này nhằm cải thiện môi trường xã hội nơi bạn đang kinh doanh, sẽ tốt hơn nếu khía cạnh đầu tư của bạn có liên quan tới mặt hàng của bạn, và tạo dựng được uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội.

Đọc thêm: 7 lợi ích mạnh mẽ của việc sử dụng quảng cáo PPC

Dịch vụ xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ở Hà Nội

Rate this post

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here