Làm quen với khái niệm Entity – Xu hướng SEO mới nhất được Google yêu thích

0
3351
entity

Nội Dung Chính

Entity đã xuất hiện trong giới SEO từ 2013. Song, khái niệm Entity tại Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ ngay cả với một số anh chị em trong nghề SEO. Đặc biệt, phần lớn chúng ta đều chỉ hiểu mơ hồ về định nghĩa Entity và chưa thực sự triển khai đúng quy trình Entity

Nếu bạn chỉ đọc các blog SEO tại Việt Nam, việc tìm hiểu về Entity sẽ gặp rất nhiều khó khẳn, Beeseo đã sưu tầm và đúc kết lại từ các chuyên gia, SEOer kinh nghiệm lâu năm trên toàn thế giới, tại các blog forum về SEO nước ngoài.

Bỡi lẽ đó, Beeseo hứa rằng bài viết Tất tần tật về Entity này sẽ chứa đựng nhiều giá trị mà bạn khó có thể tìm được tại đâu khác. Let’s go…

Khái niệm Entity, Entity là gì? 

entity building

Sau nhiều nỗ lực thực hiện các dự án SEO cho các khách hàng từ cá nhân tới doanh nghiệp nhỏ hay quy mô như website Dịch thuật Châu Á với bộ từ khóa “Dịch thuật” rất thành công mới đây nhất. Beeseo đã đúc kết ra được khái niệm và quy trình thực hiện Entity chuẩn 2020 ,trước khi chia sẻ chúng ta cùng tìm hiểu qua các định nghĩa cần thiết trước:

Semantic Web là gì?

Chúng ta đều không thể phủ nhận, Internet được xem là nguồn truy cập thông tin khổng lồ nhất hiện tại. Theo dữ liệu thống kê mới nhất thì tính đến tháng 12/2019 đã có tới 3.9 tỷ người dùng trên Internet, 6.5 tỷ số lượt tìm kiếm trên google, 2.1 tỷ số lượng website hiện diện trên thế giới cùng hơn 2.3 triệu bài blogs/posts được đăng tải trên Internet. Có thể thấy lượng thông tin xuất hiện trên Internet vô cùng nhiều và gần như là không dừng lại.

Semantic Web là gì

Chính vì vậy mà các bộ máy công cụ tìm kiếm như Google thật sự gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, xác định website uy tín cũng như xếp hạng website trên thứ hạng tìm kiếm.

Thêm 1 vấn đề khá phổ biến nữa là do lượng tìm kiếm nhiều nên 1 từ khóa có thể mang nhiều ý nghĩa, mục đích khác nhau

định nghĩa semantic website

Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “SEO”, Google có thể hiển thị cho bạn hàng loạt kết quả đa dạng như: Dịch vụ SEO, công ty SEO, Kiến thức SEO,.. Nói chung, từ “SEO” có thể mang nhiều mục đích khác nhau, Google và bộ máy tìm kiếm nói chung không hiểu được chính xác điều mà bạn muốn nói đến là gì.

Và Semantic Web ra đời, nó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề kể trên.

Semantic web còn được biết đến là web 3.0 hay web ngữ nghĩa, được tạo lập năm 2006 bởi Tim Berners-Lee dựa trên nền tảng World Wide Web.

Semantic Web được hình thành trên nền tảng thuật toán Linked data.

Linked data là gì? Đó là thuật toán mà cơ sở dữ liệu (database) liên kết để kết nối thông tin trên Internet. Từ đó đưa ra được những thông tin nhất định hay những thông tin chuyên sâu hơn mà Semantic Web có thể trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn.

Tận dụng những yếu tố từ Semantic Web, kĩ thuật xây dựng Entity sẽ giúp cho Google có được một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực doanh nghiệp của bạn, biến doanh nghiệp bạn thành 1 thương hiệu thực, nằm trong bộ nhớ của Google cũng như giúp Google hiểu rõ nội dung website của bạn.

Metaweb là gì

metaweb

Metaweb là 1 công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên cơ sở Semantic web – một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới.

Năm 2010, với mong muốn phát triển lớn mạnh hơn,  Google đã mua lại và xáp nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm của nó để làm nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph & Thuật toán Hummingbird.

Xem thêm: Tất tần tật những gì cần biết về thuật toán Hummingbird của Google

Google áp dụng Metaweb vào trong công cụ tìm kiếm vì sứ mệnh của Google là sắp xếp lại thông tin trên thế giới rồi biến nó trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng.

Google Knowledge Graph

Google Knowledge Graph (sơ đồ tri thức) là một cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa ấy.

Với sơ đồ tri thức, từ các truy vấn và tìm kiếm trên Internet, Google kết nối sự kiện, sự vật, sự việc, con người và địa điểm với nhau. Từ đó, kết quả tìm kiếm được kết nối với nhau chính xác và có liên quan mật thiết.

Vậy Entity là gì?

Từ những nền tảng cốt lõi của 3 khái niệm trên, có thể hiểu triển khai Entity chính là thực hiện những công việc nhằm xây dựng thực thể cho website; xác thực cho Google biết doanh nghiệp mình là 1 thực thể uy tín.

Chúng tôi đã áp dụng thủ thuật Entity Building trong nhiều dự án của mình và nhận ra nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho quá trình SEO. Cùng tìm hiểu vai trò của Entity nhé…

Hiệu quả to lớn từ việc triển khai Entity cho website

Nếu là một SEOer bạn sẽ biết được những lợi ích to lớn của việc trở thành người đi đầu áp dụng những chiến thuật mới, độc lạ. Và đối với Entity cũng thế, bạn sẽ có được sự nổi bật vì đây chính là chìa khóa Rank top Google của bạn. Vì sao nên xây dựng Entity:

  • Ít người biết đến dù đã được công bố cách đây 5 năm (Nhất là ở Việt Nam, không nhiều những seoer biết hoặc hiểu chính xác về Entity)
  • Sức mạnh thúc đẩy từ khóa tổng thể trên toàn bộ website nhất là với Url được triển khai Entity
  • Thời gian triển khai ít, hiệu quả nhanh chóng (15 – 30 ngày) so với phương pháp đi link thông thường hay xây dựng pbn nay đã không còn quá hiệu quả
  • Tạo lập sự tin tưởng đối với Google trên toàn domain tránh các hình phạt từ Google và trường hợp website bị đối thủ chơi xấu (bắn backlink bẩn).
  • Giúp website có thể khôi phục nhanh trong trường hợp bị Manual Review. Entity chính là một trong những bí mật giúp Beeseo có thể tự tin nhận dịch vụ khôi phục và lấy lại vị trí thứ hạng sau khi website nhận án phạt “toàn phần” từ Google.

Quy trình triển khai Entity

quy trình entity chi tiết

Trong quá trình thực hiện nhiều dự án, chúng tôi đã xây dựng được quy trình xây dựng Entity bao gồm 7 bước (update đến tháng 01/2020)

1. Sử dụng các hệ thống Social Property Linking: Dùng các trang mạng xã hội uy tín trên thế giới để tạo dựng thương hiệu của công ty hay sản phẩm, dịch vụ đang nhắm để SEO và liên kết các Mạng xã hội đó lại với nhau chặt chẽ nhằm xác thực uy tín với Google rằng: Chúng tôi là một doanh nghiệp thật sự (thực thể).

2. Sử dụng các hệ thống của Google Interlink: kết nối những tài nguyên của Google và các web 2.0 thành mô hình liên kết thống nhất toàn vẹn giúp xác thực Entity. Bên cạnh đó là hỗ trợ bot Google dễ dàng nhận biết tên thương hiệu đồng nhất trên môi trường Internet.

3. Sử dụng các dịch vụ Google Maps: Nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo các tiêu chuẩn của Entity.

4. Sử dụng các kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic): Sáng tạo nội dung thu hút theo đúng chiến lược phát triển thương hiệu của khách hàng. Kèm theo đó là tối ưu lại nội dung bài viết theo tiêu chuẩn riêng của Beeseo.

Xem thêm: Semantic content là gì? Khái niệm Semantic keywords

5. Social Entity Review: Sử dụng các dịch vụ review về sản phẩm, dịch vụ đã được tối ưu SEO, giúp tăng độ trust cho thương hiệu của mình trong mắt Google và người dùng.

6. Social Guide: Dùng các công cụ review uy tín xác thực thương hiệu theo phương diện địa lý, tăng độ tin tưởng và đồng thời cải thiện thứ hạng từ khóa nhanh chóng.

7. Beeseo Doping: Những kỹ thuật tối ưu khác mang tính đột phá. Phần nội dung này chúng tôi không thể chia sẻ.

Trên đây, Beeseo đã chia sẻ với Quý bạn đọc những khái niệm cơ bản nhất trong Entity. Quy trình Entity Building và tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình SEO website. Trong các số tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hướng dẫn cách triển khai Entity Building.

Vẫn như thường lệ, hãy để lại comment nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp. Và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé. Hẹn gặp lại trong các số tiếp theo.

Đạt Vũ
Nguồn: Achaumedia

Rate this post

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here